Chuyên gia Mỹ:

Mỹ phát triển tên lửa hạt nhân mới 'gây mất ổn định' chiến lược

Bình luận trên tạp chí National Interest (Mỹ), James E.Doyle cho rằng loại tên lửa hành trình đối đầu tầm xa (LRSO) đã đi ngược lại văn bản Nhìn lại chính sách hạt nhân năm 2010 và Chiến lược Ứng dụng vũ khí hạt nhân năm 2013 của Mỹ. Ông Doyle cũng cho rằng việc phát triển mới LRSO sẽ gây khó khăn cho mục tiêu duy trì một trật tự chiến lược trên thế giới, khi mà các quốc gia đòi sở hữu vũ khí hạt nhân ngày một tăng.

Tên lửa hành trình Tomahawk, loại tên lửa có đủ khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được phóng đi từ chiến hạm USS Barry (lớp DDG 52) của Mỹ  

Ông cho rằng: “Những máy bay chiến đấu, được trang bị tên lửa hànht rình tầm xa, có khả năng qua mặt các hệ thống ra-đa và thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ sẽ chỉ gây nên sự bất ổn nặng nề”. Ông Doyle nhắc nhở rằng chính sách hạn chế tên lửa hành trình đã là mấu chốt quan trọng trong quan hệ hợp tác hạt nhân Washington – Moscow từ những năm 1980 đến nay.

Theo Doyle, việc hủy bỏ chương trình tên lửa hành trình LRSO sẽ tái khẳng định lập trường của Mỹ về vũ khí hạt nhân vốn đã đề ra trong các văn bản trước. Điều này cũng sẽ góp phần tạo động lực cần thiết, đưa thế giới đến gần hơn với một tương lai không có vũ khí hạt nhân, đảm bảo ổn định và an ninh cho các quốc gia.
Hiện chỉ mới có Nga và Mỹ có khả năng vận hành các tên lửa hành trình có trang bị đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, Trung Quốc, Pakistan và Ấn Độ cũng đang chạy đua phát triển công nghệ này. Ông Doyle cho rằng, nếu như cả Washington và Moscow có thể cùng đồng thuận đưa ra lệnh cấm công nghệ tên lửa hành trình hạt nhân, việc xây dựng một hiệp định đa phương hạn chế công nghệ này sẽ trở nên khả thi hơn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm