Mỹ chi nghìn tỉ hiện đại hoá hạt nhân trong tương lai

Chuyên gia Todd Harrison, thuộc Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược Mỹ (CSBA) trả lời hãng tin Sputnik rằng chi phí cho việc hiện đại hoá hạt nhân của Mỹ trong 30 năm tới hoàn toàn có thể linh động thích ứng đối với bất kì phương án ngân sách quốc phòng nào, miễn là chúng phải được ưu tiên lên hàng đầu.

Ông Harrison giải thích rằng thậm chí khi ngân sách quốc phòng đang bị hạn chế trong “trường hợp tồi tệ nhất”, thì tổng chi phí dự kiến để hiện đại hoá hệ thống phân phối hạt nhân trên đất liền, biển và trên không sẽ chỉ dừng lại ở 5% ngân sách quốc phòng.

Tàu sân bay nguyên tử USS George Washington cập cảng thành phố Busan

Tuần này, CSBA công bố một nghiên cứu mới dự đoán chính xác hơn về những chi phí trong việc hiện đại hoá hạt nhân đó là xấp xỉ 963 tỉ USD trong ba thập kỉ tới (từ 2014 đến 2043).

Đến đầu năm 2040, Mỹ dự kiến sẽ thay thế và nâng cấp cả ba “chân kiềng” của bộ ba hạt nhân (máy bay ném bom chiến lược, tên lửa chiến lược và tàu ngầm hạt nhân), các chuyên gia dự đoán chi phí cho việc này gần 1 nghìn tỷ USD.
Chi phí hiện đại hoá dự kiến sẽ đạt mức cao nhất vào giữa những năm 2020, lên đến 40 tỉ USD mỗi năm.
Vũ khí hạt nhân vẫn là một phần quan trọng trong chiến lược quốc phòng Mỹ và các quan chức vẫn duy trì cam kết bảo vệ việc răn đe hạt nhân.
Lầu Năm Góc ước tính sẽ cần thêm 10 đến 12 tỉ USD hàng năm kể từ 2012 để hỗ trợ chương trình hiện đại hoá hạt nhân. Chương trình này bị một số nhà phân tích chỉ trích vì chi phí quá cao.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm