Tai nạn nghề y - Bài 2: Bạo lực ở phòng cấp cứu

Chuyện xảy ra vào năm 2009: Một bệnh nhân nam say rượu, trần trùng trục và người đầy máu vọt ra buồng cấp cứu khoảng 2 giờ sáng, tay cầm cây kéo đuổi theo hai y tá. Phải vất vả lắm cảnh sát và nhân viên bảo vệ mới khống chế được y.

Hiểm nguy rình rập

Lo ngại trước cú rượt đâm bất thành này và các cuộc tấn công khác, Sandoval, y tá Phòng Cấp cứu Lorraine ở Trung tâm Y tế hạt Ventura, bang California, bắt đầu đếm mỗi khi một đồng nghiệp bị bệnh nhân tấn công hoặc đe dọa. Cô phát hiện trung bình một ngày có một hoặc hai vụ như thế xảy ra. “Chúng tôi không thể đợi đến khi bị thương nặng hoặc bị giết trước khi một điều gì đó được thực hiện” - Sandoval đã nói với ông chủ bệnh viện. Sau đó ông này bố trí một nhân viên có vũ trang trong phòng cấp cứu.

Theo các báo cáo của chính quyền bang và nội dung các cuộc phỏng vấn nhân chứng, tình trạng bạo lực đối với các y tá và nhân viên bệnh viện là điều bình thường tại bang California và nhiều bang ở Mỹ. Nhiều người làm trong phòng cấp cứu nói rằng việc chịu đựng sự tấn công - cắn, đánh, đá và đuổi - quá bình thường, như là một phần không thể tránh khỏi của công việc. Hầu hết các cuộc tấn công không gây thương tích nặng nhưng chỉ tính riêng tại bang California đã có hàng trăm vụ, sau đó kẻ hành hung phải bồi thường trong những năm gần đây. Theo một khảo sát của Trư?ng ?H Californiaờng ĐH California, gần 40% nhân viên làm việc trong phòng cấp cứu ở bang California cho biết họ đã bị tấn công khi đang làm việc trong năm 2010.

Bạo lực xảy ra thường xuyên nhất ở phòng cấp cứu và khu bệnh nhân tâm thần. Nhiều người thất nghiệp và bệnh nhân không có bảo hiểm, không có khả năng trả tiền cho sự chăm sóc y tế. Colleen Sichley - một y tá làm việc 17 năm tại BV Antelope Valley ở Lancaster và đại diện cho công đoàn nói: “Có nhiều người đàn ông bị mất việc làm, mất nhà cửa, những người 50 tuổi làm việc suốt cả đời mình. Họ đang nổi giận, họ nguyền rủa và hành động thô bạo đối với bất kỳ ai”. Michael B. Jackson - y tá phòng cấp cứu của Trung tâm Y tế thuộc Trường ĐH California thì cho biết: Những bệnh nhân và người nhà là thành viên băng đảng, người sử dụng ma túy, bệnh nhân tâm thần hay “người nản chí do chờ đợi” đều có thể có hành động tiêu cực.

Tai nạn nghề y - Bài 2: Bạo lực ở phòng cấp cứu ảnh 1

Y tá Michael B. Jackson không thể quên vụ bệnh nhân tấn công. Ảnh: latimes.com

Sự thật bị che giấu

Trong khi đó, các bệnh viện đôi khi khiển trách nhân viên về việc xử lý thất bại tình trạng bạo lực hơn là báo cáo và điều tra điều này.

Jan Emerson-Shea, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện bang California, cho rằng các bệnh viện “thường là những nơi rất an toàn” và hầu hết có phương thức cụ thể để xử lý rắc rối xảy ra. Tình hình thực tế thế nào?

Y tá Jackson nói ông đang kiểm tra một bệnh nhân khi người này nói rằng anh ta “thất vọng với hệ thống”. Đột nhiên bệnh nhân đó nói: “Để tôi cho ông thấy tôi đáng sợ như thế nào” và rút ra một con dao rồi quơ tứ tung… Ông phải vật lộn với anh chàng này, bóp cánh tay anh ta khiến con dao rơi xuống đất.

Nhân viên điều dưỡng DeAnne Dansby của BV Mercy ở Sacramento cho biết một bệnh nhân áp sát và cố cưỡng hiếp cô vào tháng 2-2010 tại phòng cấp cứu. Bệnh nhân đó là người vô gia cư, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng hạ thân nhiệt. Khi cơ thể anh ta ấm lên, anh trở nên kích động. Dansby bước tới để ngăn hắn làm hại một nữ y tá thực tập, thế là hắn bước về phía cô và cô đã rất khó khăn mới chạy được xuống tầng trệt và bị đập đầu. Cô kể: “Phải 13 người mới kéo được thằng ngốc đó khỏi tôi”.

Một tuần sau vụ tấn công, Dansby được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm và có vấn đề về dây thần kinh, mất khả năng sử dụng tay trái. Về sau cô được nhận khoản tiền bồi thường tai nạn lao động và tự mình tìm được một công việc ít căng thẳng hơn.

Tai nạn nghề y - Bài 2: Bạo lực ở phòng cấp cứu ảnh 2

Một trong những cơ sở của BV Kaiser Permanente, nơi có kế hoạch huấn luyện chống bệnh nhân bạo động cho nhân viên. Ảnh: Wiki

Theo quy định của bang California, tất cả chấn thương đáng kể phải được báo cáo cho chính quyền. Nhưng luật pháp không giải thích rõ ràng thế nào là “đáng kể”. Cấp trên của Dansby nói với cô: “Nếu cô đang làm việc cho bệnh viện này, cô sẽ không gây sức ép về tiền bạc này nọ”, do đó cô đã không làm gì cả. Hai tháng sau khi cô bị tấn công và trước khi thương tật của cô được đánh giá đầy đủ, Dansby bị sa thải. Do cô là một nhân viên tập sự nên bệnh viện không cần đưa ra một lý do nào cả. Sau đó đại diện công đoàn ngành y buộc cô tội phóng đại thương tật để trả thù việc bệnh viện sa thải mình. Các quan chức tại BV Mercy tuyên bố rằng: “Bệnh viện đã hành động phù hợp với pháp luật bang California”.

Bonnie Castillo, người đứng đầu Hiệp hội Y tá bang California, cho rằng các quan chức bệnh viện không khuyến khích các y tá báo cáo tình trạng bị tấn công bởi vì “điều đó ảnh hưởng đến hình ảnh an toàn của bệnh viện”.

Đã chịu rủi ro, còn bị thiệt thòi

Năm 2009, một công trình nghiên cứu được công bố trong báo cáo thường niên ngành y cho thấy rằng hơn một nửa nhân viên bệnh viện ở các bang California và New Jersey đã im lặng sau khi bị tấn công. Lý do là “người lao động thường chấp nhận điều đó như là một phần công việc của họ”. The Los Angeles Times nêu có chín cuộc tấn công có liên quan đến thương tật hoặc tử vong được báo cáo lên Cục Y tế bang California từ năm 2007 đến 2009. Cũng trong thời gian đó, có 370 nhân viên bệnh viện nộp đơn đòi tiền bồi thường thiệt hại cáo buộc rằng họ đã bị thương tật trong các vụ tấn công liên quan đến hành vi phạm tội. Tuy nhiên, việc chi tiền bồi thường thiệt hại cho nhân viên không được áp dụng đối với nhiều người bị thương tật trong những vụ tấn công không được xem là tội phạm (tức bị tấn công bởi một người mất trí hoặc rối loạn tâm thần nào đó).

Ngay cả mức độ bạo lực thấp cũng có thể mang lại sự căng thẳng lớn. Amelia Mendoza, 53 tuổi, làm nhân viên điều dưỡng tại BV Huntington ở Pasadena, bị bệnh nhân đánh vào tay vào tháng 4-2009. Gia đình bà đã đệ đơn đòi tiền bồi thường thiệt hại. Theo luật sư của gia đình bà, vụ tấn công là tương đối nhỏ nhưng huyết áp của bà tăng cao và bà phải điều trị. Mấy ngày sau, Mendoza lại bị bệnh nhân đó tấn công. Sau khi được điều trị triệu chứng huyết áp tái tăng cao tại bệnh viện không thành công, bà bị đột quỵ và chết vào cuối tháng 10-2010.

Tình hình tại các bệnh viện tâm thần còn căng thẳng hơn. Năm 1993, một gã tâm thần nổ súng trong phòng cấp cứu tại Trung tâm Y tế Trường ĐH Nam California làm bị thương ba bác sĩ.

Mặc dù vụ bạo lực nghiêm trọng hiếm khi xảy ra nhưng nhiều nhân viên và lãnh đạo công đoàn cho rằng nó thường xảy ra sau khi một sự cảnh báo không ai để ý đến. Cạnh đó, một số vụ bạo lực có thể không thể nào tránh được nhưng các nhân viên phàn nàn rằng họ không được đào tạo để có thể phòng vệ.

Để khắc phục điều này, BV Kaiser Permanente ở Oakland đào tạo nhân viên và “tăng cường kế hoạch đảm bảo an ninh trong bệnh viện”. 

ĐẶNG NGỌC HÙNG dịch (Theo latimes.com, allnurses.com)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm