Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp

Trong khi đó, ông K. ở bên cạnh được gia đình bà cho ở nhờ trên đất thì lại được cấp giấy đỏ mang tên ông ấy với phần diện tích đất mà bà thiếu. Bà A. yêu cầu ông K. phải tháo dỡ nhà cửa và vật kiến trúc để trả lại đất cho bà.

Phía ông K. cho rằng ông không lấn chiếm đất của bà A. Phần đất này là của bà ngoại ông để lại từ trước năm 1975. Sau khi bà ngoại ông qua đời, mẹ ông tiếp tục sử dụng đất. Sau đó, mẹ ông giao lại cho ông sử dụng.

Sơ thẩm vụ án vào tháng 7-2008, TAND huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) bác yêu cầu khởi kiện của bà H. Cấp sơ thẩm cho rằng phía bà A. nói ông H. chiếm đất nhưng không đưa ra được tài liệu, chứng cứ nào để chứng minh. Hơn nữa, bà A. cũng thừa nhận ông K. đã trực tiếp sử dụng đất ổn định, công khai, liên tục và hợp pháp từ trước năm 1975 đến nay. Hiện tại, đất của ông K. đã được cấp giấy đỏ. Do đó, yêu cầu khởi kiện của bà A. là không có cơ sở.

Bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Đồng Tháp sau đó cũng bác yêu cầu đòi lại đất của bà A.

Kinh nghiệm pháp lý

Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Do đó, yêu cầu đòi đất của bà A. không được chấp nhận.

VĂN ĐOÀN

(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM tháng 9-2009)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm