Ngoại trưởng Mỹ Kissinger ngày 29-4-1975: “Tôi không ủng hộ sự trợ giúp của Mỹ cho việc tái thiết miền Bắc”

Vấn đề số phận những người Mỹ trong cuộc di tản lịch sử, cuộc tháo chạy của người Mỹ trong những ngày cuối cùng,  khả năng tái thiết miền Bắc và miền Nam và quan điểm thù địch của Mỹ, những nỗ lực hé lộ của Chính phủ Mỹ về một giải pháp chính trị cuối cùng vớt vát cho miền Nam... Những cung bậc căng thẳng, bối rối, thất vọng và chấp nhận thực tế thất bại đã thể hiện rõ trong những câu hỏi và trả lời. Nhân Dân Điện Tử xin trích dịch nội dung buổi thông báo chớp nhoáng tình hình chiến sự này, sự kiện đã được truyền hình tại Washington hôm 29-4-1975 và đã được Tờ New York Times ghi âm lại.

Ngoại trưởng Mỹ Kissinger ngày 29-4-1975: “Tôi không ủng hộ sự trợ giúp của Mỹ cho việc tái thiết miền Bắc” ảnh 1

Kissinger, April 29, 1975. Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/
Henry_Kissinger

Kissinger: Hơn hai tuần qua, người Mỹ ở Việt Nam đã được giảm xuống đáng kể. Mục tiêu của chúng ta là giảm tới mức đủ quan trọng đủ để cuối cùng chúng ta có thể di tản một cách nhanh chóng nhất. Song điều này không được tạo ra tình trạng hỗn loạn có thể khiến ai đó không được ra đi.

Mục tiêu của chúng tôi còn là thực hiện những nghĩa vụ mà chúng ta phải đảm đương đối với hàng chục nghìn người Nam Việt Nam đã làm việc với chúng ta hơn một thập kỷ qua.

Và cuối cùng, thông qua hàng loạt nhà trung gian, chúng ta phải thực hiện một giải pháp chính trị mà chúng ta có thể làm.

Tối Chủ nhật, số nhân viên trong phái bộ của chúng ta đã giảm xuống còn 950 người và còn khoảng 8.000 người Việt Nam được xem là nằm trong danh sách rủi ro cao - giữa khoảng 5.000 và 8.000, chúng tôi không biết rõ cụ thể. Tối Thứ Hai theo giờ Washington, khoảng 5 giờ  sáng thứ Ba theo giờ Sài Gòn, thành phố đã bị bắn rốc két và trọng pháo.

Ngoại trưởng Mỹ Kissinger ngày 29-4-1975: “Tôi không ủng hộ sự trợ giúp của Mỹ cho việc tái thiết miền Bắc” ảnh 2

Cố gắng cuối cùng của quân đội Sài Gòn tại phòng tuyến Xuân Lộc. Nguồn:  Dirck Halstead

Tổng thống đã yêu cầu triệu tập cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia. Ông đã quyết định rằng nếu đến chiều tối theo giờ Sài Gòn mà pháo kích ngừng lại,  thì chúng ta sẽ cố gắng thực hiện chuyến bay đã định từ  sân bay Tân Sơn Nhất trong vài ngày để sơ tán số người Việt Nam gặp nguy hiểm cao cùng với toàn bộ nhân viên Phòng Tuỳ viên Quân sự DAO nằm gần sân bay Tân Sơn Nhất.

Ông cũng ra lệnh  giảm đáng kể số nhân viên Hoa Kỳ còn lại ở Nam Việt Nam.

Chia thành hai nhóm

Tôi phải nhấn mạnh – Tôi có thể nhấn mạnh rằng- người Mỹ ở Sài Gòn được chia thành hai nhóm_ Một nhóm cùng với Phòng Tuỳ viên quân sự đặt trụ sở gần sân bay Tân Sơn Nhất, nhóm kia liên quan tới Đại sứ quán Mỹ và Phái đoàn Mỹ trong khu buôn bán của Sài Gòn.

Việc pháo kích vẫn không dừng lại cho đến sáng sớm ngày thứ Ba theo giờ Sài Gòn hoặc vào khoảng 9 giờ - 9 giờ chiều qua theo giờ Washington.

Sau đó, chúng tôi đã cố gắng hạ cánh những chiếc máy bay C-130, song phát hiện rằng số lượng người tại sân bay đã hỗn loạn đến mức mất kiểm soát  và tràn ra tràn ngập đường băng và điều đó chứng tỏ rằng việc hạ cánh bất cứ chiếc máy bay nào như đã định là không thể.

Tổng thống đã ra lệnh cho các nhân viên DAO cùng với những quan chức dân sự khác đã sẵn sàng di tản chuyển sang khuôn viên của DAO  nằm gần sân bay Tân Sơn Nhất, và khoảng lúc 11 giờ đêm qua ông đã ra lệnh di tản toàn bộ người Mỹ từ sân bay Tân Sơn Nhất và từ Đại sứ quán Mỹ.

Chiến dịch này đã diễn ra trong suốt cả ngày và dĩ nhiên trong điều kiện lúc đó là ban đêm theo giờ Sài Gòn, việc sơ tán đã phải thực hiện trong điều kiện rất khó khăn. Toàn bộ số người được di tản khoảng 6500 người. Chúng tôi  sẽ có con số cụ thể cho các bạn vào ngày mai, trong số đó có khoảng 1000 người Mỹ.

Đại sứ của chúng ta đã ra đi- đã di tản- và việc di tản có thể nói là đã hoàn tất.

Có 4 người Mỹ bị chết

Trong một giai đoạn ngắn kể từ khi Tổng thống tuyên bố trước Quốc hội, chúng ta đã thành công trong việc di tản toàn bộ người Mỹ ở Nam Việt Nam, chỉ mất hai người lính thuỷ đánh bộ do tối qua dính rốc két và hai phi công chết hôm nay trên một chiếc trực thăng.

Chúng ta đã di tản thành công khoảng 55.000 người Việt Nam trong trật tự.

Ngoại trưởng Mỹ Kissinger ngày 29-4-1975: “Tôi không ủng hộ sự trợ giúp của Mỹ cho việc tái thiết miền Bắc” ảnh 3

Trực thăng chở thường dân tỵ nạn trên Hàng không mẫu hạm USS Midway tháng 4-1975 bị vứt bỏ để dành thêm chỗ cho những người tỵ nạn. Nguồn: Wikipedia

Câu hỏi: Giờ đây, mọi sự đã xong, liệu ông có thể cho biết, hoặc nói rõ chi tiết việc chúng ta đã làm gì thông qua những trung gian – tôi nghĩ ông đã nói là giải pháp chính trị nhân đạo nhất có thể- và tại sao những cố gắng này dường như thất bại?

Trả lời: Vâng. Nhưng tôi không đồng tình với nhận định của bạn là những cố gắng của chúng ta đã thất bại, bởi vì ít nhất một số cố gắng của chúng ta, đặc biệt là những nỗ lực liên quan tới việc di tản, đã được thực thi thông qua các trung gian hoà giải.

Chúng ta đã giải quyết vấn đề- tôi nghĩ là tôi sẽ vội vàng nếu đi vào cụ thể chi tiết- song chúng ta đã làm việc với Hà Nội và với PRG thông qua những trung gian khác nhau và chúng ta đã ở vào vị trí đưa ra quan điểm và nhận lại các phản hồi

Câu hỏi: Liệu tôi có thể tiếp lời ngài khi nói rằng, tại sao sau đó lại phải thực hiện chiến dịch cứu hộ vào những giai đoạn cuối?

Trả lời: Vào giai đoạn cuối, người ta thường xuyên nói rằng, phải có trực thằng để có thể bốc đi được từng tốp người. Tôi tin tưởng rằng, chính những sự sôi động của tình hình ở Nam Việt Nam và sự sốt ruột của Bắc Việt muốn giành chính quyền đã đem lại sự phát triển nhanh chóng của các sự kiện vào ngày cuối tháng Tư và nửa ngày sau đó.

Song bạn phải nhớ, có một giai đoạn khoảng 5 ngày, khi cả nhân viên dân sự và quân sự Mỹ đã được triệt thoái mà không gặp phải sự chống phá, trở ngại nào lớn. Trên thực tế là hơn 5 ngày, có thể là một tuần.

Câu hỏi: Căn cứ vào điểm đó, liệu ông giờ đây có thể dự báo rằng, Bắc Việt định chuyển hướng và cưỡng chiếm Sài Gòn không? Ông có dự báo rằng sẽ có một cuộc chiễn đẫm máu tại Sài Gòn không? Hoặc liệu có còn cơ hội cho một cuộc chuyển giao chính quyền trong trật tự?

Trả lời: Khó mà xét đoán tại thời điểm này. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là chi ra rằng, cộng sản đang leo thang yêu sách khi tình hình quân sự đang thay đổi theo hướng có lợi cho họ. Một tuần trước, họ mới chỉ đòi phế truất Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Khi ông Thiệu từ chức, ngay lập tức họ là yêu cầu phế truất người kế nhiệm ông Thiệu và gợi ý rằng tướng Dương Văn Minh sẽ là nhân vật được chấp nhận.

Khi Tổng thống Trần Văn Hương từ chức để ủng hộ cho tướng Minh lên, người mà giờ đây được mô tả là thành viên của một nhóm chính trị bao gồm toàn bộ các thành viên nội các  của ông ta. Một tuần trước, yêu sách của cộng sản là đòi di dời nhân viên quân sự Mỹ.  Đòi hỏi nay đã nhanh chóng nâng cao lên thành di dời toàn bộ người Mỹ.

Yêu sách mới được thực hiện

Sau đó, một yêu cầu mới đã được đặt ra về sự triệt phá toàn bộ bộ máy quân sự miền Nam. Khi điều đó nhận được sự đồng ý, họ lại thêm vào yêu sách đó đòi hỏi phải triệt phá bộ máy hành chính của miền Nam.

Như vậy, đã rõ ràng rằng, điều đang được nhắm đến chính là một sự tiếp quản chính trị chắc chắn. Giờ đây, vẫn còn có sớm để đưa ra đánh giả trả lời câu hỏi liệu có thể tránh được một cuộc chiến cho Sài Gon hay không.

Ngoại trưởng Mỹ Kissinger ngày 29-4-1975: “Tôi không ủng hộ sự trợ giúp của Mỹ cho việc tái thiết miền Bắc” ảnh 4

Những nỗ lực cuối cùng của quân đội Sài Gòn tại phòng tuyến Xuân Lộc những ngày cuối tháng 4-1975. Nguồn: Dirck Halstead

Tôi vẫn sẽ hy vọng và chắc chắn chúng tôi đã cố gắng làm việc theo hướng đó, rằng một trận đánh đẫm máu sẽ  có thể tránh được. Điều này căn bản là không cần thiết bởi vì dường như với chúng tôi Chính phủ VNCH đã được chuẩn bị để đưa ra kết luận về tình trạng hiện tại- và trên thực tế Chính phủ đó đã được dựng lên để phù hợp tương ứng với những đòi hỏi của phía cộng sản.

Câu hỏi: Giờ đây ông ủng hộ sự trợ giúp của Mỹ trong việt tái thiết Bắc Việt không?

Trả lời: Tôi có thể nói rằng không, tôi không ủng hộ sự trợ giúp của Mỹ cho việc tái thiết miền Bắc.

Câu hỏi: Thế còn về (tái thiết) miền Nam?

Trả lời: Vâng, với sự tôn trọng miền Nam, chúng tôi sẽ chờ xem một chính phủ mới sẽ xuất hiện theo kiểu gì; và thực tế, liệu sẽ có một cái gọi là Nam Việt Nam hay không.

Chúng tôi chắc cũng xem xét một cách cụ thể những yêu cầu nhân đạo đặc biệt có thể tiến hành thông qua các tổ chức nhân đạo.

Câu hỏi: Thưa ngài ngoại trưởng, tôi muốn hỏi một câu về việc, phải mất bao lâu để hoàn tất cuộc di tản này?

Trả lời: Vâng.

Câu hỏi: Trước hết, câu hỏi về việc mất bao nhiêu ngày sau khi kết thúc đã trở nên rõ ràng trước khi ban hành mệnh lệnh di tản; Thứ hai, kể cả sau khi ra lệnh di tản, vẫn còn có sự trì hoãn một giờ để trực thăng đỗ ở sân bay rõ ràng là bời sự bất hợp tác của giới quân sự; Thứ ba, việc di tản  bị kéo dài bởi việc phải thu nhặt thêm hàng ngàn người Việt thay vì tập trung vào người Mỹ; và thứ tư, liệu điều này bị trì hoãn do mong muốn của Đại sứ Martin muốn là người Mỹ cuối cùng rời khỏi con tàu đang chìm.

Nói một cách khác, tôi đã thử đặt các giả thiết cụ thể để hỏi bạn liệu có mất quá lâu để rời khỏi đó không để viết nên một chương lịch sử cuối cùng này?

Trả lời: Chúng ta ra đi - với tất cả nhân viên còn ở đó- không hề rối loạn và không phải chịu những hậu quả bi đát có thể xảy ra nếu sự trật tự văn mình bị phá vỡ.

Chúng ta cũng đã thực hiện việc đảm bảo an toàn cho 56.000 người mà cuộc sống của họ đang trong tình trạng tồi tệ nhất. Và chúng ta phải đánh giá hàng ngày- có bao nhiêu người chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể di tản họ an toàn mà không phải rơi vào cảnh hỗn loạn và đồng thời vẫn có thể thực hiện những chức trách có tính nguyên t ắc và những chức năng còn hiện hữu của chúng ta.

Không có trì hoãn nữa

Tôi nghĩ những mục tiêu này đã đạt được. Và họ  đã thực hiện thành công. Và trước đó, tôi cũng không tin rằng có một sự trì hoãn không phù hợp, bời vì sự di tản đang được tiến hành trong 2 tuần.

Sự khác biệt giữa giai đoạn cuối và thời kỳ trước đó là giai đoạn cuối cùng được thực hiện bằng trực thăng và giai đoạn trước đó là bằng máy bay quân sự. Và tôi nghĩ khả năng thực hiện cuộc di tản cuối cùng bằng trực thăng mà không bị thương vong gì trong cả chiến dịch – vâng ít nhất là thương vong do hành động thù địch gây ra- gắn chặt với những chính sách đã được theo đuổi trước đó, trong hai tuần trước đó.

Còn với Đại sứ Martin, ông ra ở trong hoàn cảnh rất khó khăn. Ông cảm thấy một nghĩa vụ đạo đức đối với những người đã kề vai gắn bó với ông ấy. Và ông ấy đã cố gắng bảo về càng nhiều người càng tốt. Và đó không phải sai lầm tồi tệ nhất mà một con  người có thẻ mắc phải.

Câu hỏi: Thưa ngài Kissinger điều gì đã gây ra sự đổ vỡ của cố gắng thử đạt được một giải pháp tự trị cho người dân miền Nam Việt Nam?

Trả lời: Cho đến tối Chủ nhật, chúng tôi vẫn nghĩ rằng có một vài hy vọng đáng kể cho thấy Bắc Việt sẽ không muốn tìm kiếm một giải pháp bằng các biện pháp quân sự thuần tuý. Và khi sự chuyển giao quyền lực cho tướng Minh một người được phía khác sắp đặt như là người đồng cấp để đối thoại xảy ra – thì chúng tôi nghĩ rằng, một  giải pháp thương lượng vào vài ngày tới là rất có thể.

Có những lúc, trong đêm Chủ nhật, Bắc Việt rõ ràng đã thay đổi tín hiệu phát đi. Tại sao lại như vậy, chúng tôi không rõ. Tôi cũng không loại trừ rằng giờ đây khi sự hiện diện của người Mỹ đã hầu như biến mất, để lại một cơ cấu quân sự ít ỏi ở miền Nam, thì có thể sẽ không có một hình thức đối thoại nào nữa; song  cái gì tạo nên sự thay đổi bất thường này cho một sự giải pháp quân sự hoặc cái gì dường như với chúng ta là sự thay đổi bất thường cho một giải pháp quân sự thì tôi không có cơ hội phù hợp nào để phân tích.

Giờ đây, với hiệu lực của Hiệp định Paris, tôi nghĩ điều quan trọng là nhớ đến trạng thái ở đất nước này vào thời điểm khi mà Hiệp định Paris còn đang được bàn thảo.

Chúng ta đã muốn cái được xem như là hoà bình được tôn trọng- rằng Hoa Kỳ sẽ không kết thúc cuộc chiến bằng cách phế bỏ một chính quyền với tất cả những gì đi theo nó. Và điều đó vẫn dường như giống với mục tiêu đúng đắn.

Những giả định khác

Và vẫn có những giả định được thực hiện vào phút chót mà sau đó đã bị bóp méo bởi những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của- những người trên thực tế đã bị bỏ rơi bởi bất cứ ai đã đàm phán tạo nên những thoả thuận này, bao gồm cả  việc tạo ra sự  tan rã của , hoặc sự yếu kém của quyền hành pháp ở Mỹ vì những lý do không gắn với những suy xét về chính sách ngoại giao.

Do đó những điều được ghi trong Hiệp định Paris liên quan tới sự trợ giúp, về khả năng viện trợ và liên quan tới các hoạt động khác, có khuynh hướng tan biến.

Giờ đây tôi không thấy ý định nào xem xét lại lịch sử. Trong giới hạn  thời gian, điều đó dường như là điều đúng đắn phải làm.

Câu hỏi: Thưa ngài Ngoại trưởng, ông có chắc rằng tất cả người Mỹ muốn ra đi đã rời khỏi Sài Gòn và ông có ý nghĩ nào về việc có một số người Mỹ vẫn bị kẹt  lại  phía sau?

Trả lời: Tôi không có ý nghĩ nào về số người Mỹ vẫn còn bị kẹt lại. Tôi tin chắc rằng tất cả những người Mỹ muốn ra đi đã rời khỏi đây. Song có bao nhiều người muốn ở lại đằng sau thì tôi không rõ. Đến ngày mai sẽ có câu trả lời- khi mà người Mỹ cuối cùng rời khỏi nơi đó là Ngài Đại sứ  và một số nhân viên thân cận của ông ấy và chúng tôi không biết rõ tình hình thực sự cho đến khi chúng tôi nhận được báo cáo từ chính họ.

Câu hỏi: Ngài Ngoại trưởng, cụ thể điều gì đã khiến ngài cho đến tận tối Chủ nhật vẫn tin tưởng rằng Hà Nội có thể mong muốn xúc tiến một giải pháp phi quân sự? Liệu ông có thông tin đặc biệt nào không từ phía Hà Nội để làm rõ điều đó, bởi vì tình trạng giao tranh đã cho thấy một chiều hướng khác?

Trả lời: Vâng, có thể như ông nói. Song tình trạng giao tranh cho thấy rằng  hoạt động quân sự quan trọng đã ngưng trệ và thông báo chính thức về cơ bản là theo hướng, một cuộc thương lượng sẽ bắt đầu với tướng Minh. Cũng có những lý do khác khiến chúng ta tin tưởng rằng khả năng thương lượng vẫn còn để ngỏ.

(Nguồn: http://www.nytimes.com/library/world/asia/043075vietnam-kissinger-text.html)

SONG HÀ lược dịch (báo Nhân Dân Điện Tử)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm