Lính Mỹ tham chiến trở về nước: Đối diện với khủng hoảng tâm lý

Tiểu đoàn Bộ binh số 87 được điều động từ Trung tâm Huấn luyện Fort Drum, New York đến tham chiến tại chiến trường Afghanistan. Suốt cả năm qua, những binh sĩ căng sức và căng óc dò những bãi mìn và tránh những làn đạn, chịu đựng sự buồn chán nơi tiền đồn chằng chịt dây thép gai.

Về nhà với nỗi sợ hãi

Đưa tiểu đoàn gần 800 binh sĩ trở về nhà không đơn giản tí nào. Phải mất cả tháng ròng với hàng chục máy bay trực thăng, máy bay chở hàng quân sự và thương mại mới đưa họ vượt qua 6.500 dặm từ Kunduz qua Mazar-i-Sharif, qua cả không phận Kyrgyzstan và cuối cùng là thị trấn Watertown, New York.

Thượng sĩ Brian Keith, 29 tuổi lên máy bay để trở về nhà với nỗi sợ hãi kỳ lạ. Vợ anh muốn ly hôn và thực sự đã bỏ đi, mang theo đứa con trai và gần như toàn bộ tài khoản ngân hàng. Sau khi trải qua chuyến bay này, anh sẽ phải đối mặt với căn hộ giờ đã hoang rêu và một màu xám xịt mịt mùng của cuộc sống mới.

Máy bay hạ cánh xuống sân bay quân sự Wheeler-Sack vào tháng 3-2011. Lúc bấy giờ là nửa đêm, New York lạnh hơn Afghanistan. Đón Keith là ông nội, cha mẹ, anh trai, mấy đứa cháu. Mọi người đưa anh đến một căn hộ mới mà họ đã tìm mua cho anh. Nhưng khi mọi người ai về nhà nấy, một mình, anh mới cảm thấy nỗi cô độc đáng sợ. “Trong đời mình, tôi chưa bao giờ cảm thấy cô đơn như lúc đó” - anh nhớ lại.

Lính Mỹ tham chiến trở về nước: Đối diện với khủng hoảng tâm lý ảnh 1

Hối hả lên máy bay rời Afghanistan. Ảnh: nytimes.com

Chuyến tập trung tác chiến vừa qua là chuyến thứ sáu trong vòng sáu năm của anh, nó thật dữ dội. Anh không chứng kiến nhiều. Là người phụ trách nhiên liệu, Keith chịu trách nhiệm đảm bảo xăng dầu luôn đầy đủ và máy phát điện luôn hoạt động. Được chuyển từ tiểu đoàn bộ ở Kunduz tới một tiền đồn ở Baghlan, anh phải chia tay công việc và sự độc lập yêu thích của mình. Còn với vợ anh, việc anh được điều động tác chiến rõ ràng là không thể chịu nổi. Anh trở thành người xa lạ đối với đứa con trai 18 tháng tuổi của mình. “Tôi lại phải tìm cách làm quen với nó” - anh nói.

Giờ anh không còn gì để gắn bó khi vợ đã bỏ đi. Anh đi uống rượu với bạn bè ở Hội Cựu chiến binh. Và không chút dao động, anh cảm thấy gần như chắc chắn rằng anh sẽ trở lại chiến trường một lần nữa. Có lẽ đó là cái mà anh khao khát lúc này. Những khuôn khổ, trật tự trong quân ngũ có vẻ giản đơn hơn nhiều so với sự ngổn ngang ngoài đời. Anh hoàn toàn có thể chạm vào “cuộc sống bình thường” nhưng anh biết rằng nó không còn là chính nó của ngày trước nữa, “Khó mà trở lại nước Mỹ và sống một cuộc sống bình thường. Tôi đang thực sự trải qua thời gian khó khăn khi đối diện với nó”.

Làm quen với cuộc sống đời thường

Cảnh ngộ của binh sĩ nữ chắc cũng chẳng khá hơn. Đối với thượng sĩ 32 tuổi Tamara Sullivan, ký ức về chiến trường Afghanistan là không thể quên được. Những ngày ở Kunduz cách đây một năm, mỗi khi nghĩ đến việc mình không thể gặp lại hai đứa con - một đứa bốn tuổi và một đứa hai tuổi chị đã khóc. Những gì đã trải qua đã dạy cho chị một bài học về tình cảm, trong đó có một bài học có được khi chị tập tuân thủ kỷ luật sắt. “Đó là một cái gì đó mà bạn phải biết làm thế nào trong những cảnh ngộ trái ngược, ví như việc bật, tắt công tắc đèn” - chị nói - “Tôi không nghĩ hoàn cảnh làm phai nhạt trách nhiệm làm mẹ ở tôi bởi vì tôi đã học được cách vượt qua nó. Tôi nghĩ rằng nó làm cho tôi trở thành một người lính tốt hơn”.

Tại sân bay, Sullivan không ngừng đảo mắt tìm chồng trong đám đông những người thân đang chờ đón những chiến binh trở về. Chị không biết rằng chồng mình - Tim vượt bao nhiêu dặm đường từ Bắc Carolina đến đây. Anh đến một mình, không dẫn theo lũ trẻ. Anh xuất hiện, đột ngột và họ ôm nhau ngượng ngập trước khi vội đi tìm túi đồ của chị.

Lính Mỹ tham chiến trở về nước: Đối diện với khủng hoảng tâm lý ảnh 2

Trở lại quê nhà với ngổn ngang tâm trạng. Ảnh: nytimes.com

Sullivan suy nghĩ mấy ngày liền về việc đợt tập trung tác chiến đã làm thay đổi không khí gia đình của mình như thế nào. Tim đã học được kỹ năng nuôi dạy con khi không có vợ, dễ dàng đến mức chị ngạc nhiên: Phải chăng anh đã chuẩn bị để làm điều đó? “Tôi sẵn sàng để trở về nhà mình và bắt nhịp ngay với vai trò của người mẹ” - chị nói trước khi rời Afghanistan - “Cốt để anh ấy không phải làm việc đó nữa, vậy thôi. Tôi đoan chắc là anh ấy sẽ vui vẻ”.

Đối với nhiều nữ binh sĩ giải ngũ, ngày trở về không đơn thuần là việc trở lại nhà sau một chuyến đi xa. Họ gặp bất lợi so với nam giới. Không ít người còn phải vật lộn để tìm nhà ở, việc làm và phục hồi sức khỏe, làm quen với cuộc sống đời thường mà họ từng phải từ bỏ. Đặc biệt, đối với những người bị lạm dụng tình dục, họ phải sống trong sự hành hạ của chứng rối loạn tâm lý, lâu dần tinh thần họ bị xuống cấp trầm trọng. Sở dĩ như vậy là vì không phải ai cũng đủ dũng khí đứng ra tố cáo người làm nhục mình; mặt khác ngay cả khi làm được điều đó chăng nữa, họ vẫn bị ám ảnh, đau đớn khôn nguôi.

Các cựu binh tựa vào đâu?

Đại úy Adrian Bonenberger cứ nghĩ mãi đến việc trở về nhà. Không phải vì ông nôn nóng. Ông đang tất tả lo liệu đến từng chi tiết cho một nhiệm vụ khác: Những chiến binh của ông sẽ ra sao khi về đến Mỹ? Ông mường tượng cái điều rõ như ban ngày rằng những binh sĩ này sẽ lái xe đi tìm rượu - những con người đã đi vào chiến tranh với nỗi lo âu thường trực. Ở nước Mỹ, đâu là điểm tựa an toàn cho họ?

Đại úy Bonenberger có lý do để lo lắng. Những tuần lễ cuối cùng trong vùng chiến sự luôn là quãng thời gian nguy hiểm nhất khi mà những binh sĩ rệu rã đã trở nên cẩu thả hoặc xao nhãng. Trở về còn nguy hiểm hơn nhiều. Một khi về đến nhà, họ sẽ sa vào rượu, rồi thì tai nạn giao thông và cơ man các kiểu lộn xộn thường thấy ở những người lính được xả hơi.

Vài tuần lễ sau ngày trở về, niềm vui lắng xuống. Mất ngủ, lo âu, cáu gắt, những hệ lụy điển hình của tình trạng hậu chấn thương tâm lý thường xuất hiện mấy tháng sau đó; lúc bấy giờ họ - những cựu chiến binh sẽ làm cho gia đình mình căng thẳng và bị vây bủa bởi những hồi ức về chiến tranh.

Trong tình trạng bình thường, những người lính phải tái lập quan hệ với con cái, điều chỉnh quan hệ vợ chồng và quay lại sự cảnh giác cao độ mà họ từng phải chấp hành nghiêm túc trong quân ngũ. “Điều khó khăn nhất đối với tôi là không thể bình thường được” - Thượng sĩ tham mưu Narewski Francisco, một người cha có ba con vừa hoàn thành chuyến điều động, thổ lộ. “Tôi cảm thấy mình cần làm điều gì đó, chẳng hạn như phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc phải đi kiểm tra binh sĩ của mình. Trong khi đó tôi đã khác rồi”.

Trước thực trạng khủng hoảng tâm lý trong cựu chiến binh, Bộ Cựu chiến binh Mỹ thiết lập đường dây nóng trực tuyến miễn phí để các cựu chiến binh khủng hoảng tâm lý được tư vấn. Người nhà của cựu binh cũng có thể tham gia.

Ra mắt vào năm 2007, đến nay dịch vụ tư vấn khủng hoảng tâm lý cho cựu chiến binh miễn phí đã trả lời cho trên 400.000 cuộc gọi và níu lại bên bờ sự sống cho hơn 14.000 mảnh đời. Năm 2009, Bộ Cựu chiến binh Mỹ đưa vào vận hành thêm dịch vụ trò chuyện trực tuyến giấu tên và chính hình thức sinh hoạt tinh thần này đã giúp đỡ cho hơn 4.000 người.

ĐẶNG NGỌC HÙNG (Theo nytimes.com, ctlawtribune.com, va.gov)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

bài test

bài testLongform

(PLO)- Trải qua 124 ngày giãn cách xã hội với nhiều lần thay đổi cấp độ, biện pháp chống dịch, TP.HCM đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước bước vào giai đoạn bình thường mới và dần thích nghi với việc sống chung cùng COVID-19.
[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bài

[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bàiInfographic

(PLO)- Mùa dịch vẫn chưa đi qua hẳn nhưng doanh số bán xe ô tô có hướng tăng trở lại đối với một số dòng xe. Vẫn là những chiếc xe phân khúc giá tiền dễ tiếp cận nằm đầu top, đối với tháng 6 vừa qua thì doanh số đầu bảng thuộc về Honda City, vượt doanh số của Vios hơn 300 chiếc xe.
Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Ngày nay chuyện bốn phương tám hướng gì cũng loan truyền chóng mặt. Ngoài một rừng cơ quan báo chí chuyên nghiệp thì giới đưa tin dạo còn nhiều gấp vạn lần.
Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

(PL)- Số lượng bạn đọc ở Đắk Lắk đã từng được trúng giải À Ra Thế khá nhiều, tuy nhiên đây là lần đầu tiên bảng vàng xướng tên một bạn đọc ở địa phương này, đồng thời Bình Phước vẫn luôn giữ “áp đảo” các vị trí còn lại.
Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

(PL)- Nếu tình huống chỉ dừng lại ở số tiền 300.000 đồng, chắc hầu hết bạn đọc đều có đáp án cho tình huống này. Nhưng cùng với hai tờ vé số trúng thưởng được 6 triệu đồng, nhiều bạn đọc đã “vội vã” kết luận A phải bị xử lý hình sự.