Làm sao ông Lê Văn Duyệt có thể xây trường lũy ở Quảng Ngãi?

ANH PHÓ trả lời: Bạn Vương Tất Đức thân mến,

Có lẽ do bạn sinh trưởng ở miền Nam nên thường nghe oai danh Lê Văn Duyệt khi ông được cử trấn nhậm ở đất Gia Định. Chứ thực tế thì sau khi phò chúa Nguyễn Ánh hoàn thành công cuộc diệt Tây Sơn, thống nhất nước nhà, vua Gia Long đã từng cử ông về công cán ở Quảng Ngãi nhiều lần.

Làm sao ông Lê Văn Duyệt có thể xây trường lũy ở Quảng Ngãi? ảnh 1

Tượng Tả quân Lê Văn Duyệt. Ảnh: sưu tầm

Lê Văn Duyệt (1763-1832) tổ tích nguyên quán ở Bồ Đề, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi và gia đình di cư vào Nam sống gần vàm Trà Lọt, sau về vùng Rạch Gầm (Tiền Giang). Lớn lên, Lê Văn Duyệt theo phò Nguyễn Vương lập được nhiều chiến công lớn. Sau khi bình định xong Bắc hà, đất nước thống nhất (1802), từ năm 1803 đến 1808, Lê Văn Duyệt đã nhiều lần lãnh sứ mạng đem quân vào Quảng Ngãi dẹp giặc Thượng “Mọi Đá Vách”. Dưới triều Gia Long, Tả quân Lê Văn Duyệt là người được vua tín nhiệm nhất trong công tác bình định miền thượng du Quảng Ngãi, bởi đây là quê quán của dòng họ ông.

Năm Mậu Dần (1818), Lê Văn Duyệt phụng xây “Tĩnh man trường lũy” - một công trình kiến trúc phòng ngự người thiểu số, khoảng 90 cây số, chạy dài từ vùng Trà My (Quảng Nam) vào tới vùng Bồng Sơn (Bình Định), phân định rõ cương thổ người thượng và người kinh; dọc theo lũy dài này có đặt nhiều đồn để giữ an ninh.

Thân chào bạn.

(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM tháng 8-2010, Mục "Chuyện xưa chuyện nay")

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm