Cuộc truy tìm kẻ sát nhân xuyên lục địa - Bài cuối: Khấu đầu nhận tội

Năm tháng sau khi bắt giữ kẻ sát nhân tàn bạo Smajo Dzurlic, đặc vụ Mike Clarke (nhân viên FBI, Mỹ) bay sang Bỉ cùng với Craig Ackley và Dan Bermingham của BAU (bộ phận Phân tích hành vi của FBI). Họ thảo luận khả năng Dzurlic có phải là người mà báo chí Bỉ giật tít là tên đồ tể của Mons (Mons là thành phố cổ kính có khoảng 100.000 dân ở miền Nam nước Bỉ). Bởi từ tháng 1-1996 đến tháng 7-1997, năm phụ nữ ở đây bị giết hại và bị chặt thân thể na ná như vụ bà Mary Beal bị giết ở Mỹ từ năm 1992.

Chỉ bị phạt 12 năm bốn tháng tù!

Ackley kiểm tra vết chém, cắt và các dụng cụ được sử dụng và cũng như Clarke, ông nhận thấy những vụ giết người là “rất, rất giống nhau”.

Chẳng bao lâu sau khi nhóm chuyên gia của FBI đến đồn cảnh sát ở Mons, Ackley bật laptop và chứng minh cho các đồng sự Bỉ thấy tất cả điểm tương đồng nói trên. Tuy nhiên, phía Bỉ không bị thuyết phục. Cảnh sát Bỉ tin rằng Dzurlic đã trốn khỏi đây vào đầu tháng 6-1995, sáu tháng trước khi vụ giết người đầu tiên xảy ra ở Mons. Ngày 19-3-2008, Dzurlic ra tòa ở Podgorica, thủ phủ Montenegro. Ông ta lớn tiếng tuyên bố mình vô tội. “Tôi nhắc lại tôi không giết bà ta, tôi vô tội”. Dzurlic ngồi xuống giữa hai nhân viên trật tự vạm vỡ. Ông ta không nói gì nữa suốt thời gian còn lại của phiên tòa.

Cuộc truy tìm kẻ sát nhân xuyên lục địa - Bài cuối: Khấu đầu nhận tội ảnh 1

Ngôi nhà nơi Dzurlic ẩn náu và bị bắt năm 2007. Ảnh: NYT

Trở lại Brooklyn (New York, Mỹ), Jon Besunder, công tố viên chuyên về án giết người hàng đầu của Tòa án Kings, tập trung ngay nhân chứng để lấy lời khai. Từ những người láng giềng, các thành viên trong gia đình đến chủ nhà và người làm công của Dzurlic và của bà Beal được “dồn” vào một phòng nhỏ của trụ sở Tòa án Kings. Những lời khai của họ được quay video và phát đến phòng xử án ở Montenegro cách đó 4.600 dặm (hơn 7.400 km) để làm bằng chứng. 

Agovic, người vợ thứ ba của Dzurlic, làm chứng qua video từ một thị trấn ở miền Đông nước Bỉ sau khi một nhân viên FBI và một cảnh sát Bỉ lần ra bà ta. Khi được hỏi bà biết gì về vụ giết người, Agovic trả lời rằng Muzafera Klicic, em gái của Dzurlic, nói với bà rằng Dzurlic “có một vài vấn đề”. Thẩm phán hỏi “một số vấn đề” có phải hàm ý là giết bà Beal không. “Là thế đấy” - bà Agovic trả lời.

Trong khi đó, luật sư của Dzurlic khai thác một lỗ hổng về trình tự thủ tục để vô hiệu hóa lời khai của bà Klicic, nhân chứng quan trọng của phía công tố.

Ở Montenegro, các thành viên trong gia đình của bị cáo có thể hưởng một đặc quyền pháp lý là được miễn làm chứng. Nhưng ở Mỹ thì điều này không được công nhận. Cuối cùng, bà Klicic nói sẽ có mặt tại Podgorica để làm thủ tục miễn khai báo. Diễn biến tình hình trên khiến những người theo đuổi vụ án gần 20 năm ròng không khỏi hoang mang. Nếu không có Klicic, người mà lời khai của bà có thể đưa đến sự đảm bảo bắt giữ Dzurlic, bồi thẩm đoàn chỉ có những bằng chứng gián tiếp để buộc tội Dzurlic. “Có ai thấy cha tôi giết bà Mary Beal không? Chúng ta có một nhân chứng nào như thế không?” - Selman Dzurlic, con trai của Smajo Dzurlic, vặn vẹo cơ quan tố tụng.

Một hội đồng năm thẩm phán đã bắt đầu cân nhắc kỹ lưỡng vào phiên tòa xét xử Dzurlic ngày 22-6-2010, gần 20 năm sau cái chết của bà Beal. Dzurlic đối mặt với án phạt tối đa là 15 năm tù về tội giết người và sáu tháng tù về tội tàng trữ đạn trái phép. HĐXX thảo luận suốt 10 ngày trước khi tuyên án. Cuối cùng Dzurlic bị kết án bốn tháng tù về tội tàng trữ đạn trái phép, nộp 100 euro án phí và ngồi tù 12 năm về tội giết người. 

Ông ta không chút nao núng khi quan tòa đọc phán quyết.

Ma xui quỷ khiến tên sát nhân mở miệng

Trại giam chính của Montenegro nằm trong một thung lũng hẹp cách thủ phủ Podgorica năm dặm (hơn 8 km) về phía tây bắc. Vào một buổi sáng mùa đông năm 2011, phạm nhân Smajo Dzurlic, 71 tuổi bước vào phòng. Ông ta không bị còng tay cũng như cùm chân. Ông mặc cái áo cổ chữ V màu nâu có hoa văn hình thoi, cao chỉ tới ngực của nhân viên bảo vệ. 

Cuộc truy tìm kẻ sát nhân xuyên lục địa - Bài cuối: Khấu đầu nhận tội ảnh 2

Bắc Podgorica, nơi Dzurlic thụ án. Ảnh: Internet

“Trông tôi có nguy hiểm cho anh không?” - ông ta hỏi nhà báo khi hai người ngồi gần nhau ở cuối một cái bàn hình chữ nhật dài. “Họ nghĩ tôi là một người đàn ông hơi to con” - Dzurlic nói bằng một thứ tiếng Anh tồi - “Nhưng họ bỏ tù tôi không có lý do. Tôi không phải là kẻ giết người. Làm gì có chuyện đó”.

Luật sư của Dzurlic nói với nhà báo rằng ông đã kháng cáo lên tòa án cấp trên. “Sau tòa án cấp trên, tôi sẽ đệ đơn lên Tòa án Hiến pháp và sau đó tôi đưa vụ việc lên Strasbourg” - ông ta nói. (Strasbourg là thành phố của Pháp, nơi đặt trụ sở Tòa án Nhân quyền châu Âu - PV). Theo đó, đơn kháng cáo của Dzurlic đặt vấn đề về chỗ máu được tìm thấy trong nhà bếp Dzurlic, nó có thể là của bà Beal do bà này vô tình tự làm mình bị thương trong chuyến thăm trước đó chứ không có giết người giết ngợm gì cả. Bị cáo cũng nhấn mạnh rằng không có nhân chứng. Em trai của Dzurlic nói với nhà báo rằng Muzafera Klicic, chị của ông ta, làm chứng trước bồi thẩm đoàn chỉ sau khi “bị tra tấn tâm lý”.

Trong khi nói chuyện với nhà báo, Dzurlic lúc nhớ lúc quên. Có lúc ông ta nhớ lại những thời điểm cụ thể và những con đường ở Manhattan, nơi ông từng ở khi những sự cố chính yếu xảy ra. Lúc khác, khi nói đến những sự kiện xảy ra vào tháng 9-1990, việc bà Beal bị sát hại, ông ta quên mất những sự kiện cơ bản của cuộc sống, kiểu như ông ta có thực sự kết hôn với bà Agovic hay không. Sau đó ông nói ông không uống rượu, mặc dù hồ sơ của cảnh sát khẳng định ngược lại, một bức ảnh chụp ông ta và bà Beal ngồi trên một chiếc ghế dài với chai rượu bên cạnh và từng bị bắt giữ vì lái xe trong tình trạng say rượu vào năm 1985. 

Nhà báo hỏi Dzurlic về mối quan hệ của ông với bà Beal. Dzurlic lắng nghe chăm chú trong khi hàm giật liên tục, ông ta có vẻ cứng lưỡi. Tại tòa, luật sư của Dzurlic luôn khẳng định bà Beal môi giới việc bán nhà cho Dzurlic, rằng mối quan hệ chỉ dừng lại ở đó. “Tôi chẳng làm gì khác với bà ấy” - Dzurlic nói. Nhà báo đ? c?p ??n ề cập đến số điện thoại, bản sao các cuộc gọi được ghi âm, những người hàng xóm nhìn thấy hai người với nhau và bức ảnh chụp hai người ngồi trên chiếc ghế dài. “Một khi tôi mua ngôi nhà từ bà ấy, đúng thế, chúng tôi gần gũi nhau hơn” - ông ta thừa nhận - “Bà ấy đã giúp tôi phiên dịch trước tòa và tôi tôn trọng bà ấy về điều đó. Nhưng tôi không đi lại nhiều với bà ấy”.

Nhà báo hỏi về cuộc nói chuyện với những từ ngữ dâm đãng trên điện thoại thu được từ máy trả lời của bà Beal, nơi Dzurlic gợi ý ông và bà Beal làm “chuyện ấy” trong nhà của bà Beal sau khi hai người từng làm chuyện đó trong nhà của ông ta. “Người đó không phải là tôi” - Dzurlic nói - “Người ta tạo ra vụ đó. Không phải tôi. Điều đó hoàn toàn không đúng sự thật”.

Biết Dzurlic chưa bao giờ bị hỏi về những vụ giết người ở Mons, nhà báo hỏi ông có giết những phụ nữ kia không. Ông nhìn chằm chằm vào nhà báo một lúc. “Anh có nghĩ rằng tôi đã làm điều đó?” - ông nói - “Xấu hổ cho họ, bất cứ ai vu tôi tội giết người. Anh biết tài xế taxi ở New York làm việc chăm chỉ nhất trên thế giới chứ hả? Anh biết điều đó chứ? Hãy suy nghĩ chuyện một tài xế taxi đi giết một người nào đó kiểu như thế! Họ buộc tội tôi giết 13 người. Tất cả đều là phụ nữ. Nhưng họ không bao giờ dám kết án tôi về điều đó. Đối với vụ Mary Beal, họ kết án tôi. Đó là một mánh lới, không có gì khác. Tội nghiệp Mary Beal. Tôi cảm thấy tiếc cho bà ấy”.

Dzurlic nổi cáu xổ một tràng dài, mất dần sự kiên nhẫn. 

Nắm được tâm lý đó của Dzurlic, nhà báo tiếp tục “tấn công”: “Nếu ông không phải là kẻ giết người hàng loạt xuyên quốc gia mà Sở Cảnh sát New York và FBI dựng chuyện đối với ông, ông có thể giải thích vụ giết người đàn bà ở TP New York mà ông quen thân, tiếp theo năm phụ nữ Bỉ bị giết tương tự, sau đó một lần nữa là cái chết của một phụ nữ Albania trong thời gian ông sống ở đó?”. 

“Đó là điều kỳ lạ” - Dzurlic trả lời với một cái nhún vai. Ông ta nghiến răng, sau đó nắm cổ tay trái của nhà báo và lẩm bẩm: “Có lẽ mấy cái mẩu thi thể này là số phận”. “Số phận? Điều đó có nghĩa là gì?” - nhà báo hỏi. “Số phận của tôi” - Dzurlic nói - “Đó là bị kết tội”.

NAM KHIẾT

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

bài test

bài testLongform

(PLO)- Trải qua 124 ngày giãn cách xã hội với nhiều lần thay đổi cấp độ, biện pháp chống dịch, TP.HCM đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước bước vào giai đoạn bình thường mới và dần thích nghi với việc sống chung cùng COVID-19.
[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bài

[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bàiInfographic

(PLO)- Mùa dịch vẫn chưa đi qua hẳn nhưng doanh số bán xe ô tô có hướng tăng trở lại đối với một số dòng xe. Vẫn là những chiếc xe phân khúc giá tiền dễ tiếp cận nằm đầu top, đối với tháng 6 vừa qua thì doanh số đầu bảng thuộc về Honda City, vượt doanh số của Vios hơn 300 chiếc xe.
Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Ngày nay chuyện bốn phương tám hướng gì cũng loan truyền chóng mặt. Ngoài một rừng cơ quan báo chí chuyên nghiệp thì giới đưa tin dạo còn nhiều gấp vạn lần.
Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

(PL)- Số lượng bạn đọc ở Đắk Lắk đã từng được trúng giải À Ra Thế khá nhiều, tuy nhiên đây là lần đầu tiên bảng vàng xướng tên một bạn đọc ở địa phương này, đồng thời Bình Phước vẫn luôn giữ “áp đảo” các vị trí còn lại.
Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

(PL)- Nếu tình huống chỉ dừng lại ở số tiền 300.000 đồng, chắc hầu hết bạn đọc đều có đáp án cho tình huống này. Nhưng cùng với hai tờ vé số trúng thưởng được 6 triệu đồng, nhiều bạn đọc đã “vội vã” kết luận A phải bị xử lý hình sự.