Cuộc truy tìm kẻ sát nhân xuyên lục địa - Bài 2: Lưới trời lồng lộng

Lần theo dấu vết mong manh, cảnh sát đã tóm gọn tên sát nhân man rợ ngay tại nhà riêng của hắn ở… nước Cộng hòa Montenegro.

Sau 14 năm, vụ án bà Mary Beal bị giết hại dã man tại Mỹ vẫn đang tắc tị. Nghi phạm Smajo Dzurlic vẫn bặt vô âm tín. Thám tử James Osorio, người kế thừa nhiệm vụ điều tra vụ án từ hai đồng sự đã bó tay trước đó (hai vị này đã nghỉ hưu) vẫn đang tiếp tục tắc tị.

Trong khi đó, tại thủ đô Tirana của Albania, một vụ án mạng rùng rợn khác vừa mới xảy ra vào đầu tháng 11-2006. Có mặt tại đây, nhân viên FBI Mike Clarke đến một hồ nhỏ gần thủ đô Tirana để quan sát các thợ lặn sục sạo dưới làn nước đầy bùn. Hai tuần trước, cảnh sát nhận được tin báo có cái gì đó nhấp nhô bất thường trên mặt nước. 

Thi thể ở Albania

Vật bất thường mà cảnh sát tìm thấy là phần thi thể của một phụ nữ, trừ bàn tay. Sau một cuộc tìm kiếm tội phạm không thành công, các điều tra viên Albania đề nghị Đại sứ quán Mỹ giúp đỡ vì họ gặp phải vụ quá khó. Gần đây, lực lượng chức năng Albania phát hiện một số bộ phận thi thể khác. “Họ tin đây là một kẻ giết người hàng loạt” - ông Clarke nói.

Cuộc truy tìm kẻ sát nhân xuyên lục địa - Bài 2: Lưới trời lồng lộng ảnh 1

Đặc vụ Mỹ và cảnh sát Albania đang theo dõi việc mò tìm thi thể dưới hồ nước gần Tirana, Albania. Ảnh: NYT

Năm 2006, Clarke đến vùng Balkan với tư cách tùy viên pháp lý đầu tiên của FBI có văn phòng tại Sofia, phụ trách các nước Bulgaria, Macedonia và Albania. Phần lớn công việc của ông có liên quan đến chống khủng bố và các vụ án về tội phạm có tổ chức. Nhưng yếu tố rùng rợn tại hiện trường tội ác trên đây đã thu hút sự chú ý của ông.

Sau đó, Clarke đến nhà xác. Ông nhận ra mình sẽ không thu thập được điều gì từ xác chết: Bác sĩ đã khâu các phần thi thể lại với nhau và lắp chân không chính xác, đến nỗi chân phải được gắn vào hông trái và ngược lại. Chưa hết, nhà xác không đủ lạnh nên xác chết bắt đầu phân hủy khi chưa nhận dạng được tông tích nạn nhân. Clarke gọi điện thoại đến tổng hành dinh FBI để yêu cầu giúp đỡ. Vụ này tuy không có liên quan gì đến Mỹ nhưng việc giúp người Albania trong vụ này sẽ tạo ra mối quan hệ tích cực với chính quyền nước sở tại để sau này được dễ dàng trong giải quyết các vụ án tội phạm có tổ chức hoặc tiến hành các cuộc điều tra bọn khủng bố. 

Ba nhân viên - một chuyên gia pháp y từng lăn lộn ở Kosovo và hai chuyên gia về hành vi tội phạm của bộ phận Phân tích hành vi (BAU) của FBI - hạ cánh xuống thủ đô Tirana của Albania năm ngày sau đó. (BAU và bộ phận Khoa học hành vi được thành lập để phân tích “những hành vi phạm tội bất thường, kỳ lạ và lặp đi lặp lại”).

FBI vào cuộc

Cùng với Clarke, ba nhân viên FBI lập tức bắt tay vào công việc. Gary Reinecke, chuyên gia pháp y, không hy vọng vào việc tìm dọc theo bờ hồ đầy tàn thuốc lá và chằng chịt dấu vỏ xe. “Tất cả bằng chứng (nếu có) đều không còn” - ông nói với Clarke. Tại nhà xác, hai nhà tội phạm học Craig Ackley và Dan Bermingham của BAU cũng lắc đầu. “Bạn không biết nạn nhân là ai, bạn không chăng dây thừng bao quanh hiện trường, bạn không khám nghiệm tử thi, bạn không biết đường đi lối lại. Không còn một manh mối nào ở đây cả” - Ackley nói với nhà báo.

Chuyên gia pháp y Reinecke đề nghị đưa tử thi qua Mỹ, nơi ông có điều kiện tiến hành cuộc khám nghiệm thích hợp và có khả năng tìm hiểu một cái gì đó về người phụ nữ. Ackley và Bermingham ủng hộ ý tưởng đó. Clarke gọi điện thoại cho sở chỉ huy FBI và được chấp thuận phương án này. 

Cuộc truy tìm kẻ sát nhân xuyên lục địa - Bài 2: Lưới trời lồng lộng ảnh 2

Nhân dạng Dzurlic. Ảnh: NYT

Ngày hôm sau, ông mua một chiếc quan tài bọc chì với giá 5.000 USD, bỏ tử thi vào trong và thuê thợ hàn bịt kín quan tài theo quy định của ngành hàng không rồi chuyển về Mỹ.

Bốn ngày sau khi trở về từ Albania, Craig Ackley quay lại văn phòng của mình, ngồi chờ hai thám tử chuyên về phục hồi án tắc tị do Sở Cảnh sát New York cử đến. Ackley không ngừng suy ngẫm về tên sát nhân người Albania. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy người phụ nữ chết vì chấn thương do bị tấn công vào phía sau đầu và được cắt rời thân thể sau khi chết nhưng Ackley vẫn không đủ cơ sở để phác thảo hồ sơ cá nhân của nghi can.

Các thám tử chuyên về tội giết người đến cùng với hai nhân viên FBI làm việc tại văn phòng New York, Ackley đưa cả nhóm vào phòng họp của BAU. Mấy giờ sau, một thám tử tên là James Osorio nghe lỏm Ackley nói về chuyến đi đến Albania và tham gia câu chuyện. “Tôi nghĩ tôi biết”, thám tử Osorio nói: “Tôi đang theo một vụ mà tôi nghĩ tên chạy trốn ở khu vực đó”.

Tóm gọn kẻ sát nhân man rợ

Ackley hỏi tên chạy trốn bị truy nã đó vì tội gì. “Giết người” - thám tử Osorio trả lời. Ông kể lại chi tiết vụ Mary Beal bị cắt rời thi thể, cái túi rác… và bày tỏ linh cảm rằng chính nghi can Smajo Dzurlic của vụ này có thể cũng là tác giả của vụ án mạng tại Albania. Thám tử Osorio cũng được nghe một số vụ án mạng chưa tìm được thủ phạm xảy ra ở TP Mons của Bỉ vào các năm 1996 và 1997, gần thời gian Dzurlic sống ở Bỉ. Các vụ giết người nói trên có một đặc điểm chung là cắt rời thi thể nạn nhân nữ.

Mọi người tỏ ra hoài nghi, tự hỏi đó có phải là một kẻ giết người hàng loạt thoắt ẩn thoắt hiện tầm cỡ thế giới. Ackley gọi điện thoại cho Clarke, báo cho ông ta những tình tiết liên quan.

Xác định được nơi sinh của Dzurlic trên bản đồ của nư?c C?ng h?a Montenegro, ớc Cộng hòa Montenegro, Clarke sục quanh đó tìm một cán bộ thực thi pháp luật ở địa phương để phối hợp thực hiện cuộc điều tra. Ông tra hồ sơ về các cảnh sát quốc tế đã từng tu nghiệp tại Học viện FBI ở Virginia và tìm thấy một thanh niên Montenegro trong danh sách tốt nghiệp. Anh ta tên là Miodrag Stijovich, người mà các bạn cùng lớp thường gọi là Miki.

Clarke tìm đến Podgorica gặp Miki, đưa cho anh ta bộ hồ sơ, trong đó có bức phác họa rõ ràng ở dạng số về Dzurlic, kể từ khi người Mỹ không nhìn thấy một tấm ảnh nào về y trong hơn 15 năm. Miki xem lướt qua và tuyên bố “Nếu y ở đây, chúng tôi sẽ lùng ra”. Mấy hôm sau, Miki gọi cho Clarke báo tin: Có một người phù hợp với mô tả về Dzurlic. Ngư?i n?y ời này đang sống trong căn hộ trên lầu của một ngôi nhà có nhiều gia đình sống chung ở Podgorica. Ông ta đội một chiếc mũ lính, lái xe taxi. Có điều, người đàn ông này có tên là Smajlje Tulja chứ không phải Smajo Dzurlic!

Từ hồ sơ xin cấp thẻ căn cước của Tulja, Miki tìm thấy dấu vân tay của gã và gửi nó vào cơ sở dữ liệu của FBI ở Tây Virginia, nơi dấu vân của Dzurlic được lưu trữ từ những lần bị bắt giữ tại Mỹ. Ngày 8-2-2007, điện thoại của Clarke đổ chuông lúc nửa đêm. Kết quả phân tích dấu vân tay cho biết Smajlje Tulja chính là Smajo Dzurlic.

Chỉ hai tuần sau khi Clarke làm việc với Miki, vào một đêm gió rít lạnh lẽo của tháng 2-2007, khoảng hai chục cảnh sát Montenegro bao vây bức tường màu nâu đỏ bao quanh nhà của Dzurlic. Nhóm cảnh sát mặc thường phục leo qua cầu thang nhôm dẫn đến lối vào nhà. Một người trong nhóm gõ cửa. Không ai trả lời. Anh này gõ một lần nữa.

Dzurlic đi ra cửa, mặc một chiếc áo len màu xanh lá cây và quần jean. Lập tức, ông ta bị tra tay vào còng. Sau 1 giờ đồng hồ, họ đưa Dzurlic lên một chiếc xe tuần tra của cảnh sát.

NAM KHIẾT

(Còn tiếp) 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm