Bị cướp giật vẫn lấy lại được điện thoại

Không nhớ số xe nhưng lại chụp được mặt thủ phạm

Anh L.D.T (*) (sinh năm 1994, thường trú Lâm Đồng, tạm trú quận 9, TP. Hồ Chí Minh) cho biết, khoảng 17 giờ ngày 3-1-2013, anh vừa mua máy điện thoại touch KEM 452 (một trong những dòng sản phẩm cao cấp nhất của hãng Mobiistar, hệ điều hành Android 4.0 (Ice Cream Sandwich), bộ xử lý hai nhân tốc độ 1GHz; màn hình 4.5inch có độ phân giải qHD, ROM 4GB, RAM 1GB; camera 12 megapixel, máy ảnh trước 3 megapixel) trị giá 4.850.000 đồng tại một cửa hàng của hãng Mobiistar và đang đứng trên lề đường Điện Biên Phủ (quận 3) đón xe buýt về nhà, lúc này anh vừa nghe nhạc từ điện thoại vừa cầm chiếc điện thoại mới mua trên tay. Bất thình lình, có một chiếc xe máy tay ga chạy ngược chiều lao sát tới phía anh, trên xe là một thanh niên chở một cô gái và người thanh niên ngồi trước đã giật mất chiếc điện thoại từ tay anh rồi chạy mất dạng.

Do quá bất ngờ, hốt hoảng nên anh không thể nhớ biển số xe và cũng chẳng kịp có bất cứ phản ứng gì. Sau khi tự trấn an và bình tĩnh lại, anh L.D.T đã quay trở lại cửa hàng Mobiistar để nhờ trợ giúp. Tại đây, anh đã mượn một laptop để cài đặt phần mềm chống trộm Androidlost vào chiếc điện thoại vừa bị giật mất. Nhưng lúc đầu chương trình chưa kích hoạt được, do lúc đó tên cướp giật đã tắt nguồn chiếc điện thoại…

Bị cướp giật vẫn lấy lại được điện thoại ảnh 1

Một khách hàng của hãng Mobiistar đang thao tác lại cách cài phần mềm Androidlost.
Tới khoảng 21 giờ 48 phút thì anh L.D.T đã kích hoạt thành công Androidlost. Lúc này thì anh có thể "làm chủ" được chiếc điện thoại của mình. Từ đây anh đã lấy được khá nhiều thông tin về kẻ cướp giật: tình trạng của chiếc điện thoại (đã bị thay sim khác), số điện thoại của kẻ giật đồ, và nhất là anh đã chụp được khuôn mặt của kẻ cướp giật bằng máy ảnh trước của chiếc điện thoại touch KEM 452 này. “Sau khi mượn được chiếc laptop, tôi đã log in vào một tài khoản Gmail của tôi (vì phần mềm Androidlost là của Google nên đồng bộ với tài khoản Gmail), sau đó tôi đã cài phần mềm theo dõi Androidlost lên chiếc điện thoại touch KEM 452 của mình để theo dõi mọi điều liên quan xung quanh máy. Thông qua Gmail, tôi có thể tương tác với điện thoại của mình dù nó ở bất cứ đâu”, anh L.D.T kể. Tới khoảng 23 giờ 10 phút, anh L.D.T đã cùng với một người của cửa hàng tìm đến Công an phường 1 (quận 3) gần nơi anh bị giật đồ để trình báo sự việc. Sau đó, anh tiếp tục theo dõi qua phần mềm chống trộm và còn có thêm được một số thông tin mới như hình ảnh của cô gái ngồi sau xe tên cướp giật… Đến chiều ngày 5-1-2013, lực lượng đặc nhiệm Công an quận 3 đã truy bắt được hai đối tượng cướp giật này. Biết được điện thoại bị cướp đang ở vị trí nào, gọi đi đâu...Theo Đại úy Huỳnh Hữu Đức, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an quận 3, hai đối tượng cướp giật này là Nguyễn Văn Hải (tức Bờm, sinh năm 1996, ngụ đường Ba Tháng Hai, phường 9, quận 10, TP.HCM) và Trần Thị Ngọc Giao (sinh năm 1992, ngụ đường Hòa Hảo, phường 4, quận 10). Hải sinh sống một mình trong một căn nhà ở quận 10 và cặp bồ với Giao, dù Hải nhỏ hơn Giao 4 tuổi.
Bị cướp giật vẫn lấy lại được điện thoại ảnh 2
Đối tượng Nguyễn Văn Hải bị anh L.D.T chụp hình thông qua phần mềm chống trộm điện thoại di động.
“Sau khi bị giật mất chiếc điện thoại, nạn nhân đã nhanh chóng trình báo sự việc với Công an phường 1 (quận 3), ngay sau đó cơ quan này đã báo cáo đến công an quận. Đến 21 giờ ngày 5-1-2013, đội đặc nhiệm hình sự Công an quận 3 đã xác định được đối tượng, kết hợp với Công an phường 9 (quận 10) nhận diện hình ảnh đối tượng, và người cảnh sát khu vực ở đây quản lý địa bàn rất chặt chẽ vì thế đã nhanh chóng biết được nhân thân của đối tượng Nguyễn Văn Hải. Trong quá trình kiểm tra nhà của đối tượng, lực lượng công an đã phát hiện được chiếc điện thoại của nạn nhân và lúc này đối tượng đã thay sim khác để dùng. Điều rất hay là dù đã thay sim khác nhưng nạn nhân vẫn chụp được hình ảnh của đối tượng khi sử dụng máy và còn biết đối tượng nhắn tin và gọi điện cho số thuê bao nào - đây là điểm rất độc đáo của chương trình chống trộm này…”, Đại úy Huỳnh Hữu Đức nói.
Bị cướp giật vẫn lấy lại được điện thoại ảnh 3
Chiếc điện thoại đã được tìm thấy nhờ phần mềm chống trộm
Theo anh Đăng Thanh, phòng sản phẩm Công ty Mobiistar (Mobile Star Corporation), đối với người dùng máy hệ điều hành Android, cho dù điện thoại đã bị đánh cắp chủ nhân vẫn có thể đăng nhập tài khoản Google qua tài khoản Gmail trên bất kỳ máy tính nào để cài đặt ứng dụng này từ Google Play. Ngay sau khi phần mềm được cài đặt trên điện thoại bị mất, bạn có thể gửi lệnh đến ứng dụng trên máy để bật tính năng GPS trên điện thoại bị mất của bạn và gửi một email đến tài khoản Gmail của bạn thông báo vị trí của điện thoại bị mất… Đây chỉ là một trong số khá nhiều vụ nạn nhân bị cướp giật điện thoại. Và sau “chiến công” lần này, khẳng định về vị thế touch KEM 452 nói riêng, và các dòng máy smartphone của mobiistar nói chung: “sử dụng smartphone của Mobiistar – bị cướp không lo mất điện thoại". (*) Tên của nhân vật trong bài đã được thay đổi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm