Quản lý giá: Biện pháp hành chính chưa đủ

Đây là một trong những nhiệm vụ mà Bộ Tài chính đặt lên hàng đầu để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm.

Để quản lý giá, Thông tư sửa đổi 104 về quản lý giá nhóm các mặt hàng, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá đã được Bộ Tài chính hoàn tất. Được biết, Bộ này đang chờ ý kiến của Thủ tướng chấp thuận được ban hành thông tư mới này.

Liệu nhu cầu tiêu dùng luôn tăng và hàng khan hiếm thì biện pháp nào có thể giúp bình ổn giá? Doanh nghiệp vẫn thiếu vốn. Nhà phân phối chật vật mới có mặt bằng kinh doanh. Hàng hóa đến được tay người tiêu dùng phải qua nhiều khâu thì làm sao có chuyện hàng đến tay người dân với giá hợp lý. Ví dụ, đối với mặt hàng sữa bột, nhà nước dùng nhiều biện pháp như thuế, khống chế thời gian và tỉ lệ tăng giá, niêm yết giá công khai… nhưng giá sữa vẫn không ngừng tăng. Vậy trách nhiệm của cơ quan quản lý đến đâu để cho gần 200 công ty nhập khẩu sữa làm mưa làm gió trên thị trường trong thời gian qua. Mấu chốt vấn đề vẫn nằm ở quy luật cung - cầu, phân phối, lưu thông…  

Để dung hòa lợi ích của ba bên: nhà nước - người tiêu dùng - doanh nghiệp, thị trường cần sự khéo léo hơn của cơ quan quản lý khi cơ chế quản lý giá hiện hành khiến lợi ích của nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp bị xung đột. Chỉ áp dụng biện pháp hành chính thôi thì chưa đủ và sẽ mang lại nhiều tác động tiêu cực về lâu dài đối với sự vận hành hiệu quả của kinh tế. Nói như ông Konishi, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, sẽ làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài nếu hạn chế tốc độ tăng giá bằng biện pháp hành chính.

LÊ THANH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm