'Phương án tăng lương tối thiểu vùng tạm chấp nhận được'

Trao đổi với báo Pháp luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP.HCM, Thành viên của Hội đồng tiền lương Quốc gia, đánh giá: Phương án này có sự đồng ý của 14/15 thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia bỏ phiếu. Phương án này là sự thống nhất giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, vì trước đó đại diện người lao động và đại diện giới chủ đã đưa ra ý kiến khác nhau. Cụ thể Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất 16,8 % và VCCI là 10%.

'Phương án tăng lương tối thiểu vùng tạm chấp nhận được' ảnh 1 Mức lương hiện chỉ đáp ứng 75% mức sống tối thiểu của người lao động. Ảnh: P.ĐIỀN

Theo ông Khải với phương án lương tối thiểu vùng đã chốt có mức tăng bằng năm ngoái chứ không có gì biến động lớn, dĩ nhiên mức tăng này không đáp ứng mức sống tối thiểu và đấu tranh của đại diện người lao động, tuy nhiên nhìn rộng ra nền kinh tế đánh giá có tăng trưởng nhưng vẫn còn khó khăn nên tạm chấp nhận. Do vậy với mức tăng này có ý nghĩa người lao động cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

Còn so với lộ trình năm 2017, mức lương đáp ứng mức sống tối thiểu thì vẫn còn khoảng cách khá xa. Còn hiện tại mức lương chỉ đáp ứng 75% mức sống tối thiểu, tuy nhiên cùng lúc đưa ra yêu cầu quá cao trong lúc này sẽ khiến doanh nghiệp thêm phần khó khăn, khó đáp ứng đầy đủ.

Ông nhìn nhận, phương án trên mới chỉ là biểu quyết thông qua của Hội đồng tiền lương Quốc gia, quyết định cuối cùng của Chính phủ.

 

Mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016

Vùng I: 3.500.000 đồng, tăng 400.000 đồng so với năm 2015

Vùng II: 3.100.000 đồng, tăng 350.000 đồng so với năm 2015

Vùng III: 2.700.0000 đồng, tăng 300.000 đồng so với năm 2015

Vùng IV: 2.400.000 đồng, tăng 250.000 đồng so với năm 2015

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm