TS TRẦN ĐÌNH THIÊN, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam:

Ôm lấy Trung Quốc là ôm lấy bất ổn!

Nhưng cần cảnh báo là tình hình này chứa đựng nguy cơ thích hàng rẻ, thích hàng hóa đẳng cấp thấp của nền kinh tế Việt Nam.

Cũng như sự kiện TQ đặt giàn khoan trước đây là cơ hội để chúng ta thay đổi thị trường. Nhưng ngược lại, chúng ta vẫn ôm chặt lấy cơ cấu cũ. Vậy làm sao thoát được cơ cấu này? Cần lưu ý là nền kinh tế TQ trong tương lai dự kiến là xu hướng xấu đi, bài ca oai hùng không còn vang như ngày xưa. Một nền kinh tế bất ổn mà chúng ta ham rẻ ôm lấy tức là ôm lấy cái bất ổn.

TQ đang trong giai đoạn chuyển đổi cấu trúc kinh tế. Mà muốn thay đổi cấu trúc kinh tế thì họ phải tìm cách “di” cấu trúc cũ đi hoặc đào hố chôn nó. Vậy cái hố đó ở đâu? Họ có thể chuyển sang Việt Nam. Việt Nam cần theo nguyên lý chung là không nên tiếp nhận cơ cấu cũ của họ bởi vì họ cũng không cao lắm, họ bỏ đi mà mình xài thì được cái lợi là rẻ nhưng lại mất đi vài chục năm phát triển.

(Theo Người Lao Động)

TS VÕ TRÍ THÀNH, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương:

Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi

Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi. Lãnh đạo còn chém gió giỏi hơn bọn tôi. Nhưng ra nước ngoài thì hầu hết là im hơi lặng tiếng, chứ mấy ai thể hiện được.

Đã đến lúc Việt Nam phải tham gia xây dựng luật chơi và phải cài người vào được các tổ chức quốc tế.

Thế nhưng, nỗi lo chính là người Việt Nam chỉ giỏi “chém gió” trong nước.

Chỉ khoảng 30% doanh nghiệp (DN) hiểu đôi chút về hội nhập, với công chức tỉ lệ này còn thấp hơn 30%. Bởi vậy lo ngại đặt ra không phải với DN, vì DN cạnh tranh cùng lắm là “chết” (có thể “chết” một lúc 100.000 DN nhưng sau đó sẽ có 200.000 DN mới mọc lên).

Còn công chức, Nhà nước không cạnh tranh được thì cũng không cho... “chết” được. Tôi không lo cho DN bằng lo cho khu vực công, vì DN có công cụ điều chỉnh bằng thị trường, còn khu vực công thì sức nào điều chỉnh được? Đó là sức ì lớn nhất khi hội nhập. (Theo Vneconomy)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm