Doanh nghiệp tư nhân khó tiếp cận vốn vay

Đáng lưu ý, tỉ trọng khu vực tư nhân trong bảng xếp hạng VNR500 không phân biệt thành phần kinh tế đang tăng dần lên qua từng năm, trung bình mỗi năm tăng lên 2%. Điều này có ý nghĩa lớn, thể hiện rằng số lượng khối DN tư nhân đang ngày càng lớn mạnh.

Tuy nhiên, trái với kỳ vọng DN tư nhân lớn tiếp tục xếp hạng rất thấp về hiệu quả kinh doanh so với các DN FDI và DN nhà nước. Sự yếu kém này xuất phát từ việc DN tư nhân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đất đai, vốn… so với DN nhà nước.

Trong bảng xếp hạng VNR500 năm nay, dẫn đầu các DN lớn nhất Việt Nam vẫn là những tên tuổi lớn thuộc các ngành chủ lực của nền kinh tế Việt Nam, trong đó tốp năm các DN nhà nước lớn nhất như Tập đoàn Dầu khí, Tổng Công ty Xăng dầu, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông và Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản; tốp năm DN tư nhân dẫn đầu là Công ty Cổ phần Sài Gòn kim hoàn ACB-SJC, Công ty Cổ phần FPT, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh đề nghị việc xếp hạng cần bổ sung một tiêu chí quan trọng là tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa của DN đối với lĩnh vực cũng như xã hội. Hiện nay, những thương hiệu toàn cầu như Microsoft hay Facebook có bước khởi điểm không dựa vào doanh thu cao, hay có số lượng đông đảo về nhân sự. Tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa của thương hiệu bắt đầu từ ý tưởng đột phá, mang lại giá trị thực sự cho xã hội.

T.HẢI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm