Ðêm ở phố Tây

Nằm trong hệ thống phố cổ Hà Nội, phố Tạ Hiện không dài, chỉ chừng hơn 200m, nhìn bề ngoài không có gì đặc biệt so với các phố cổ khác ở Hà Nội. Cũng ngõ nhỏ, phố nhỏ, những ngôi nhà cổ thâm trầm nét thời gian xen lẫn những ngôi nhà hiện đại và những khách sạn mini dành cho khách du lịch.

Ðêm ở phố Tây ảnh 1

Ban ngày, Tạ Hiện cũng giống hầu hết những con phố cổ khác của Thủ đô Hà Nội, cũng tấp nập xe cộ, cũng ồn ã cảnh bán mua, cũng thấp thoáng bóng dáng những ông Tây, bà đầm ngồi trong những quán bar vừa ăn uống, vừa lơ đãng ngắm khung cảnh phố phường… Thế nhưng, khi đêm về, Tạ Hiện mang một khuôn mặt khác hẳn, với nét đặc trưng riêng có sức hút kỳ lạ với khách nước ngoài, đặc biệt là những khách du lịch bình dân mà ta quen gọi là “Tây ba lô” từ khắp nơi trên thế giới đổ về.

Tạ Hiện về đêm, những ngõ nhỏ, phố nhỏ bỗng đầy rẫy những quán bia vỉa hè, ồn ã thực khách. Cả con phố dường như biến thành phố đi bộ khi thi thoảng lắm mới bắt gặp những chiếc xe máy lướt qua và những chiếc taxi đưa đón khách. Những quán bia hơi vỉa hè ở đây có nét chung là tất cả đều nhỏ, đơn sơ, những chiếc ghế nhựa xếp chồng lên nhau trên vỉa hè, khách đến thì tự kéo ghế ra ngồi, quầy hàng chỉ là một vài chiếc tủ kính con con bày vài thứ đồ nhậu bình dân và vài bom bia hơi.

Tạ Hiện một đêm mùa Xuân ấm áp. Bất chợt, cơn mưa bụi đổ xuống càng tạo cho khung cảnh phố đêm thêm phần thơ mộng, huyền ảo. Lúc này gần 10 giờ đêm, khi những con phố khác đã dần thưa thớt bóng người, xe thì ở phố Tạ Hiện, đó mới lại là lúc mọi hoạt động vào guồng nhất. Những quán trà đá có ga (cách khách nước ngoài gọi bia hơi hay cool beer) vỉa hè đông nghẹt người vào ra, rộn ràng tiếng nói cười, tiếng chạm cốc vào nhau lách cách.

Ðêm ở phố Tây ảnh 2

Ricky đang “phê” thuốc lào

Chọn một chỗ trong quán bia hơi Hải Loan ngay giữa ngã tư Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến - Hàng Bạc, chúng tôi bỗng thấy mình lạc điệu khi gần như là những thực khách “ta” duy nhất của cái quán đông đúc này. Xung quanh chúng tôi là những tiếng xì xà xì xồ “buôn chuyện” của đủ loại khách Tây, cả da đen, da trắng, cả Á, Âu, Phi, Australia, Mỹ. Họ vừa trò chuyện, vừa chạm cốc, vừa cho nhau xem những bức hình mới chụp, những thước phim mới quay trong những ngày lang thang Hà Nội và Việt Nam.

Ở đây mọi người rất thân thiện, họ có thể là những người bạn đi du lịch cùng nhau, có thể là người cùng quốc tịch nhưng cũng có thể là hoàn toàn xa lạ, đến đây mới quen nhau. Tuy đông đúc và ồn ã như vậy nhưng họ vẫn tìm được sự riêng tư khi đến nơi đây. Bởi thế trong quán có không ít người chỉ ngồi trầm tư nhìn ngắm xung quanh và để cho đầu óc mình tự do phiêu du.

Theo chủ quán Hải Loan, khách nước ngoài thường tập trung ở đây từ chập tối nhưng đông nhất là từ khoảng 9 giờ đến 11 - 12 giờ đêm, sau đó, họ sẽ “rút” vào các quán bar. Quán chủ yếu phục vụ bia hơi và đồ nhậu bình dân, lượng bia hơi tiêu thụ một tối rất lớn và thường phải tiếp thêm bom bia mới vào khoảng 22 giờ đêm mới đủ phục vụ nhu cầu của khách.

Dù bán hàng đã rất lâu, nhưng hai ông bà chủ quán cũng không thể lý giải vì sao “Tây” lại thích tập trung ở đây đến vậy, ngoại trừ lý do bia ở đây ngon và rất rẻ, chỉ 3.000 đồng/vại. Nhưng họ cũng thừa nhận rằng đó không phải là lý do chính vì không ai “điên” bỏ cả đống tiền và đi một quãng đường xa đến vậy chỉ để uống bia rẻ.

Đang loay hoay không biết làm cách gì để có thể hỏi chuyện mấy vị khách ngoại quốc vì vốn tiếng Anh có hạn của mình, chúng tôi bất ngờ gặp may khi làm quen được với Thanh, một tourguide chuyên nghiệp. Thanh thường đến đây giúp chủ quán, vì thích không khí thân thiện và để được làm quen với những người bạn mới từ khắp thế giới. Thanh cho biết, khách đến đây rất đa dạng về nghề nghiệp, quốc tịch, có người đang sinh sống, làm việc ở Hà Nội, có người là doanh nhân, là giáo viên, là cầu thủ bóng đá… nhưng nhiều nhất vẫn là “Tây ba lô”! Họ biết đến nơi đây chủ yếu do truyền tai, qua Internet và thông thường đã đến rồi là “nghiện”.

Câu chuyện giữa chúng tôi và Thanh liên tục bị ngắt quãng bởi cô phải thường xuyên chạy đi chạy lại bê bia cho khách, hay chào hỏi những người bạn mới đến. Một anh chàng người Châu Phi cao kều với bộ tóc tết sam đặc trưng của người bản địa và chiếc mũ cướp biển đội trên đầu bước vào quán, Thanh vẫy tay gọi lớn: “Abert!” rồi quay sang giới thiệu với chúng tôi: “Bạn em đấy, đang là cầu thủ bóng đá, nói tiếng Việt “khủng” lắm, các chị cứ tha hồ hỏi chuyện”. Abert bước tới chỗ chúng tôi, xòe tay ra làm quen rồi thản nhiên giới thiệu: “Em là Chiến, không biết nói tiếng Việt đâu, chỉ biết tiếng Anh thôi”, khiến cả bọn cười ồ. Chiến kể, anh là người Gana, sang Việt Nam được 1 năm 9 tháng, là cầu thủ của đội V. Ninh Bình, hiện đang bị thương phải nghỉ thi đấu 5 tháng.

Qua bạn bè, anh biết tới địa chỉ này và hầu như đêm nào cũng ra đây để gặp gỡ mọi người cho vơi nỗi buồn. Với tiếng Việt rất thành thạo và rõ ràng, Chiến hào hứng kể, cũng nhờ thường xuyên ra đây mà anh làm quen được với bạn gái hiện nay của mình, đó là một tình nguyện viên người Australia rất xinh xắn, dễ thương cũng đang có mặt trong quán.

Lại một vị khách mới bước vào quán. Điều khiến chúng tôi chú ý ở vị khách da trắng nhỏ con có mái tóc hung và bộ râu được cắt tỉa khá cầu kỳ không phải vì anh ta đi một mình, điều hiếm ở đây khi đa phần mọi người đi có “đồng minh”, mà ở chiếc điếu cày anh ta vừa nhanh nhẹn mượn được của chủ quán. Đó là Ricky, người Mỹ, sang Việt Nam được hơn 9 tháng và hiện là giảng viên của Trung tâm Anh ngữ Apollo.

Vừa nói tiếng Anh, vừa nói tiếng Việt, Ricky tâm sự anh rất yêu văn hóa Việt Nam, thức ăn đường phố và bia hơi vỉa hè ở Hà Nội. Bia hơi Hà Nội có nét khác biệt với bia Mỹ khiến anh bị cuốn hút. Bia Mỹ rất mạnh, đắt, còn bia Hà Nội thì vừa có vị ngọt, vừa có vị đắng có thể uống được nhiều mà không bị say, đặc biệt là giá rẻ bất ngờ. Ricky biết tới quán này đã 6 tháng rồi và rất thường xuyên ra đây, vì theo anh, tới đây có thể làm quen được với bạn bè khắp mọi nơi trên thế giới; đặc biệt những lúc buồn chán, nhớ nhà, ra đây trò chuyện với mọi người là dường như mọi phiền muộn tan biến hết. “Tết Dương lịch vừa rồi, Ricky cũng ra đây đón năm mới với mọi người, vui lắm” - Ricky cười tươi. Ricky chia sẻ, anh rất thích đi bộ, ngắm phố cổ về đêm, lúc đó, Hà Nội đẹp tĩnh lặng, huyền ảo và rất thơ mộng.

Say sưa nói chuyện, nhưng Ricky vẫn không quên thỉnh thoảng đưa điếu cày lên rít một hơi và nhả khói rất điệu nghệ. Thấy chúng tôi nhìn chăm chú, anh hồn nhiên nói: “Ngon lắm, nghiện rồi, ngày nào cũng phải một hộp thuốc lào mới chịu được”. Với cái nháy mắt hài hước, anh kể, mình học hút thuốc lào từ một ông lão bán trà đá vỉa hè, lúc đầu thấy khó hút nhưng khi đã quen thì thấy rất ngon.

Nhìn đồng hồ đã hơn 11 giờ đêm, cái giờ mà ở các con phố khác đã vắng hoe trong tiết trời lạnh, nhưng ở đây, nơi “ngã tư thế giới” này, dường như cuộc vui vẫn chưa đến hồi kết, không ai muốn ra về, thậm chí vẫn còn nhiều tốp khách phải mãi lượn lờ vòng ngoài vì hết ghế. Vẫn những tiếng cười rôm rả, những tiếng cụng ly lách cách, những cái bắt tay làm quen nồng ấm và cả những tiếng huýt sáo đầy ngẫu hứng… đã làm nên những nét riêng rất đáng yêu và đầy sinh khí của Tạ Hiện. Và chính cái nét độc đáo của văn hóa vỉa hè này là thứ cuốn hút khách du lịch nước ngoài đến với Hà Nội nói chung và Tạ Hiện nói riêng, chứ không phải chỉ là vì bia ngon và rẻ. Chính những vị khách nước ngoài mà chúng tôi tiếp xúc đã chia sẻ như thế.

Theo Minh Huệ - Thu Hằng (báo TNVN)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…