Trung Quốc muốn là ‘Trung thần thông’ châu Á

Mới đây, trên trang National Interest, cây bút hiện viết cho nhiều tạp chí danh tiếng thế giới Richard Javad Heydarian (ĐH De La Salle) đã có bài xã luận mang tên “Kế hoạch thống trị kinh tế châu Á của Trung Quốc (TQ)”. Trong đó, tác giả nêu rõ các động thái chuẩn bị để TQ trở thành “trung tâm châu Á”, tức là Nhật Bản và xa hơn là Mỹ sẽ nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi bất chấp những nỗ lực đầu tư gần đây của chính quyền Abe và Nhà Trắng vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên Ngòi bút này cũng dẫn nhiều bình luận cho thấy Bắc Kinh thực tế đang "ảo tưởng" với những gì nước này đang tạo ra.

“Trung thần thông” sử dụng “Binh pháp Tôn Tử”

Điều đáng lưu ý trong sự trỗi dậy của TQ là Bắc Kinh thường định hình chiến lược của mình kế thừa từ những nhân vật kinh điển trong lịch sử TQ.

Trong các bài viết nhận định về việc xây đảo nhân tạo trái phép của TQ tại biển Đông, PGS-TS Alexander L. Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ) cho rằng chính quyền Tập Cận Bình đang chơi trò “cờ vây” - dùng các đảo nhân tạo để vây quanh không gian của các “đối thủ”, bất chấp sự phản đối từ các quốc gia liên quan và sự lên án của cộng đồng quốc tế về việc vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Trong bài phỏng vấn trên trang International-Relations.Asia, Alexander L. Vuving cho biết thêm thế “cờ vây” của TQ nằm trong tác phẩm Art of War (tạm dịch: Nghệ thuật chiến tranh, hay còn được biết đến với cái tên Binh pháp Tôn Tử) của Tôn Vũ - một nhân vật quá nổi tiếng với người TQ và cả thế giới, với ý niệm cốt lõi chính là “chiến thắng mà không cần chiến đấu” nhờ việc tạo thế “cờ vây”, không cần sử dụng quân sự hay yếu tố luật pháp.

Việc TQ lên kế hoạch để trở thành cường quốc kinh tế số một châu Á không thể tranh cãi dường như cũng đang theo logic này. Richard Javad Heydarian dẫn lại quyển sách The Hundred-Year Marathon: China’s Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower (tạm dịch: Cuộc chạy đua trăm năm: Chiến lược bí mật thay thế Mỹ để trở thành siêu cường thế giới của TQ) của tác giả Michael Pillsbury và nhận định TQ được khắc họa là một quốc gia “mưu cao kế sâu”, thừa hưởng trí tuệ ngàn đời và khả năng hoạch định chiến lược dài hạn vô cùng tinh vi, phức tạp nhằm trở thành một "Cường quốc trung tâm" đúng như tên gọi Vương Quốc (The Middle Kingdom).

Vị trí "trung tâm" được hiểu là vị trí mạnh nhất. Và người Trung Quốc đã quen thuộc cái tên "Trung thần thông” (Một đạo sĩ thời Tống, tên thật là Vương Trùng Dương (Wang Chongyang), được nhà văn Kim Dung khắc họa là người mạnh nhất trong năm người Thiên hạ Ngũ tuyệt).“Trung thần thông” trong chiến lược phát triển kinh tế của Bắc Kinh tạm được hiểu là TQ hướng tới hình mẫu “người mạnh nhất đứng ở vị trí trung tâm, giỏi cả kiếm pháp lẫn mưu trí” giữa lúc Bắc Kinh cho rằng Mỹ và phương Tây vẫn đang suy yếu, đặc biệt từ sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 2008 - một cú hích “quật ngã” Mỹ và phương Tây, trong khi TQ vẫn vô tư ngạo nghễ với tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức hai con số cho tới thời gian gần đây.

Như vậy, ông Tập Cận Bình đang xây dựng hình ảnh một “Trung thần thông” triển khai “Binh pháp Tôn Tử” tại khu vực châu Á với hi vọng vừa kết hợp sức mạnh của "Cờ vây", vừa kết hợp sức mạnh của một "Trung Thần Thông" làm trung tâm thu hút các nước khi Bắc Kinh bành trướng.

Kế hoạch bá chủ kinh tế khu vực, trở thành “Trung thần thông” của Bắc Kinh sẽ bị “Binh pháp Tôn Tử” của nước này áp dụng tại biển Đông, Hoa Đông phá vỡ. Trong ảnh: Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên biển Đông. Ảnh: CSIS

Những chuyển biến “rung động” khu vực

Giữa lúc kinh tế thế giới chao đảo bắt đầu từ năm 2008 và kéo dài nhiều năm, kéo theo hàng loạt vụ khủng hoảng chính trị tại Trung Đông, phương Tây, đặc biệt là Mỹ và các nước châu Âu, logic “Trung thần thông” thôi thúc TQ bắt đầu chiến lược chính thức bước khỏi giai đoạn “thao quan dưỡng hối” mà nước này sử dụng để “ẩn mình chờ thời” suốt khoảng bảy thập niên mà Mỹ đã thống trị châu Á. Khi người Mỹ tỏ ra lơ là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và sa lầy tại Trung Đông, không nhiều người bất ngờ khi các bước đi của TQ trong thập niên qua dường như rất thuận lợi “như đặt để” và có sự chuẩn bị suốt từ nhiều năm trước, không chỉ chính trị mà còn cả lĩnh vực kinh tế.

Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, trước khi cuộc khủng hoảng 2008 diễn ra, đã dự báo và bày tỏ lo ngại rằng nền kinh tế TQ sẽ phủ bóng lên khắp khu vực châu Á. Ông hối thúc Mỹ phải tiến hành xây dựng và theo đuổi các hiệp định mậu dịch tự do (FTA), cho phép tăng cường sự hiện diện, lợi thế và sức mạnh kinh tế của người Mỹ, với tổ chức các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hoặc ít nhất là với các thành viên chủ chốt của ASEAN để Đông Nam Á có thêm nhiều lựa chọn chiến lược chứ không phải chỉ có một mình TQ ở trung tâm.

Điều đáng lo ngại là Bắc Kinh không ngại chi tiền, trong bối cảnh các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi hoàn toàn hậu quả khủng hoảng kinh tế. Bắc Kinh hiện tỏ ra “hào phóng” khi chỉ trong giai đoạn 2001-2011 đã cam kết đầu tư hơn 600 tỉ USD dưới dạng viện trợ nước ngoài và hoạt động đầu tư do chính phủ tài trợ (FAGIA) cho các nước đang phát triển trên thế giới.

Những năm gần đây, TQ đã tăng gấp đôi số tiền trên bằng cách phát triển các thể chế tài chính toàn cầu như Ngân hàng Phát triển mới của khối BRICS, hay mới nhất là Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (viết tắt là AIIB), hay sáng kiến về con đường tơ lụa mới. Đặc biệt, vào thời kỳ Tập Cận Bình, các chương trình đầu tư FAGIA dần chuyển hướng sang các nước láng giềng như ASEAN để “bày tỏ thiện chí”.

"Quyền lực nằm ở đâu?" trong suy nghĩ TQ

Việc mạnh tay chi tiền và đưa ra rất nhiều sáng kiến mới về đầu tư, phát triển tại châu Á cho thấy TQ đang bước vào giai đoạn bắt đầu thay thế Nhật Bản, Mỹ tại khu vực. Trong đó phải kể đến “thành công bước đầu” của AIIB khi nhiều nước châu Âu và các đồng minh của Mỹ tại châu Á đã trở thành thành viên sáng lập của ngân hàng này, có trụ sở tại Bắc Kinh. Đến cả cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers cũng phải thừa nhận AIIB đã đánh dấu “thời điểm nước Mỹ đánh mất vai trò làm người đi đầu của nền kinh tế toàn cầu”. Thực tế cho thấy chính quyền Obama đã ra sức vận động các nước chống đối AIIB nhưng những gì Nhà Trắng nhận được là cái lắc đầu từ chối từ các nước thân cận.

Sức mạnh kinh tế của TQ còn thể hiện ở khả năng xoay chuyển các cam kết. Một mặt Bắc Kinh thông qua các kênh đầu tư kêu gọi “hãy phát triển cùng TQ”, mặt khác tung ra các đòn trừng phạt kinh tế với các quốc gia “không nghe lời” hay đối đầu Bắc Kinh, đặc biệt ở các vấn đề tranh chấp biển, đảo. “Nạn nhân” mới đây là Philippines, quốc gia phải chịu sự “đóng băng” đầu tư từ các tay tài phiệt và các doanh nghiệp Bắc Kinh khi đâm đơn kiện yêu sách đường chín đoạn phi lý của TQ ra tòa án quốc tế.

“Gậy ông đập lưng ông”

Những tính toán dài dòng và quanh co của Bắc Kinh nghe qua có phần dễ dàng và tưởng rằng cuộc chơi đang nằm trong tay Bắc Kinh. Tuy nhiên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy Bắc Kinh đang đứng trước thách thức và nguy cơ "gậy ông đập lưng ông" vì những "ảo tưởng" của mình về chiêu bài "cờ vây" và sức mạnh của một nền kinh tế theo kiểu "Trung Thần Thông".

Một số nghiên cứu cho thấy TQ đang bành trướng một cách đầy tham vọng, trong khi nội tại nước này đang khó khăn: tăng trưởng kinh tế chững lại, mức sống dân chúng chưa được cải thiện, nạn ô nhiễm môi trường, phản kháng chính trị vì sự phát triển không đồng đều, bong bóng nhà đất, tham nhũng tại nước ngoài...

Mới nhất, thị trường chứng khoán TQ cũng chao đảo khiến không ít người lo ngại chứng khoán Bắc Kinh đang đứng trước nguy cơ sụp đỗ.Nói nôm na, TQ chỉ “ảo tưởng” mình là “Trung thần thông”, còn thực tế thì chưa phải.

Mặt khác, sự kết hợp kế hoạch bá chủ kinh tế châu Á cùng “Binh pháp Tôn Tử” của Tôn Vũ - hung hăng bao vây biển, đảo một cách phạm pháp chờ hiệu ứng “không đánh mà thắng” - của chính quyền Tập Cận Bình đã và đang tạo ra sự phản ứng tiêu cực từ các quốc gia.

Edward Luttwak, thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), trong quyển sáchThe Rise of China vs The Logic of Strategy(tạm dịch: Sự trỗi dậy TQ đối lập tính logic của chiến lược) nhận định Bắc Kinh đang mắc phải “hội chứng tự kỷ của nước lớn” khiến các nước láng giềng càng né TQ và xích lại gần Mỹ hơn. Các nước đang nỗ lực “tìm lựa chọn khác” thay vì chỉ theo những lựa chọn mà TQ đặt ra.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…