Ứng xử kém, cử nhân bị chê

Thiếu kỹ năng mềm, không đi làm, va chạm thực tế thì dù có học giỏi cỡ nào cũng khó thành công. Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia nhân sự trước thực tế rất nhiều sinh viên (SV) thiếu hoàn toàn kỹ năng thực hành xã hội (kỹ năng mềm) khi ra trường. “Bốn năm học ĐH mà SV không làm bất cứ việc gì, chỉ học và học thì dù có học tốt cỡ nào cũng thất bại trong cuộc sống khi đi vào cuộc sống thật” - ông Trần Việt Quân, Tổng Giám đốc Bách khoa Computer, bày tỏ quan điểm.

Đào tạo chưa chú trọng rèn kỹ năng

Bạn V.Y, hiện là biên tập viên một tạp chí chuyên ngành, nhớ lại “những tháng ngày đau thương” của mình: “Suốt năm năm học ĐH, tôi chỉ có mỗi việc lên giảng đường, ra thư viện rồi về nhà, chỉ biết học và học. Ngay cả mùa hè xanh các bạn đi tình nguyện, tôi cũng tranh thủ học khóa này, khóa nọ để tăng cường kiến thức cho mình. Nhưng khi đi phỏng vấn, tôi bị đánh trượt với tình huống ứng xử xã hội. May mắn được nhận vào làm việc ở một tạp chí, tôi phải bắt đầu từ đầu với việc trang bị mọi kỹ năng xã hội cho mình”.

Nguyễn Văn Thịnh, SV năm ba ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết tuy học chuyên ngành tài chính-ngân hàng nhưng chỉ học trên lý thuyết và những tình huống về tài chính không đủ để SV trải nghiệm. SV cần những sân chơi, giao dịch cụ thể và xử lý tình huống với vốn kiến thức được học hơn. “Tụi em chỉ mong đến kỳ thực tập tại các ngân hàng để tích lũy cho mình, chứ phần kỹ năng ứng dụng, giao tiếp, đối phó hay thuyết phục với khách hàng nhà trường chưa tạo được từ giảng đường” - Thịnh nói.

Ứng xử kém, cử nhân bị chê ảnh 1

SV đang làm việc theo nhóm do các chuyên gia về giáo dục kỹ năng thực hành xã hội bậc ĐH tổ chức. Ảnh: QV

“Thả” SV vào môi trường làm việc

Ông Hồ Đức Sinh, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty CPS Việt Nam, nhìn nhận SV mới ra trường thường yếu các kỹ năng mềm hỗ trợ cho công việc và đây cũng là điều mà doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng và quản trị nhân sự.

Theo ông Sinh, có ba vấn đề doanh nghiệp thường quan tâm khi tuyển dụng lao động đó là: kiến thức, kỹ năng và thái độ (được thể hiện qua tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, dám chịu trách nhiệm với kết quả của mình làm, có tinh thần sẻ chia, hợp tác tốt với đồng nghiệp, chấp hành tốt nội quy lao động…). “Hiện nay doanh nghiệp thường chọn những nhân viên đã từng đi làm để tận dụng kinh nghiệm, thay vì Sau đó, cả nhà vẫn dùng món canh bí tôm khô nhưng cô chủ trừ vào lương ngày đó của Trang 10.000 đồng do nấu sai thực đơn cô đã duyệt. Trang ấm ức, tính nghỉ việc nhưng qua nói chuyện với cô chủ, Trang đã học được tính nguyên tắc, không tự làm theo ý mình.

tuyển SV mới ra trường với chi phí thấp nhưng rủi ro cao hơn và mất nhiều thời gian, chi phí đào tạo tiếp” - ông Sinh nói.

“Chúng tôi vẫn tuyển dụng rất nhiều kỹ sư giỏi trong các lĩnh vực môi trường, trong giai đoạn đầu chúng tôi để họ “tự bơi”. Từ đó phát hiện họ yếu kỹ năng gì thì các phòng, ban, người giỏi hơn phải kèm cặp. Làm dần dần họ sẽ khá lên chứ không thể nhận vào là làm tốt ngay được” - ông Nguyễn Văn Mai, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh, chia sẻ.

Còn theo ông Đỗ Kiên Trung, giảng viên ĐH Kinh tế TP.HCM: Kỹ năng mềm không thể bắt SV đi học được mà phải “thả” SV vào môi trường làm việc và thực hành các ứng dụng kiến thức đã học với thực tiễn thì kỹ năng nó tự hình thành và thành thục.

Biết điều tiết cảm xúc hơn

Khi đi làm thêm với nhiệm vụ quản lý tổ phục vụ cho một nhà hàng hải sản, Đặng Thanh Trực, SV năm 2 ngành Quản trị kinh doanh (ĐH Kinh tế TP.HCM), bị khách sai vặt đến nổi quạu. Lúc xin thêm cái chén, lát xin thêm đôi đũa, rồi cái muỗng. Cứ 5 phút là kêu một lần. Trực nổi quạu, thì thầm: “Sao vị khách này lạ nhỉ! Sao không gọi nốt một lần mà cứ sai vặt nhân viên phục vụ liên tục”. Trực tâm sự với một người bạn làm cùng rằng sẽ “mắng thằng khách” này một trận, nghỉ làm luôn cũng được nhưng được bạn ngăn cản. Khi tính tiền, ông chủ cho biết vị khách nọ là chủ một doanh nghiệp lớn, biết Trực đang là SV ngay câu thăm hỏi đầu tiên. Thấy Trực khá nhanh nhẹn, ông thử tính kiên nhẫn (nhẫn nhục) của nhân viên xem Trực có coi khách hàng là thượng đế không. Kết thúc bữa ăn đó, Trực và các bạn được ông khách đó “boa” 200.000 đồng. “Tôi đã học được tính kiềm chế cảm xúc, khi ai thể hiện điều gì bất thường, chắc chắn họ có lý do và chúng ta nên tìm cách lý giải để hiểu nhau” - Trực chia sẻ.

Va vấp mới có bài học

Bạn Đặng Phương Lan, SV năm ba khoa Ngữ văn Anh (ĐH KHXH&NV TP.HCM), chia sẻ: Từ năm hai, em đã đi làm bán thời gian cho một công ty nước ngoài chuyên về kinh doanh nội, ngoại thất. Công việc chủ yếu là dịch lại các yêu cầu của đối tác và thảo hợp đồng bằng tiếng Anh và tiếng Việt gửi qua email của khách hàng. Em có một kinh nghiệm “xương máu” là khi chuyển ngữ sai sót một chi tiết nhỏ, thay vì rút kinh nghiệm thì bà giám đốc lại trừ lương. Ấm ức, em định nghỉ việc nhưng sếp trực tiếp can ngăn, coi như là bài học về tính cẩn trọng trong công việc.

Tương tự, Thùy Trang (SV Trường ĐH Văn hóa) đi giúp việc cho một gia đình ở Thảo Điền, quận 2. Một hôm, cô chủ đã duyệt thực đơn ngày hôm đó để Trang nấu ăn nhưng khi mở tủ lạnh, thấy bí ngon hơn nên Trang nấu canh bí theo ý mình.

QUỐC VIỆT - PHONG ĐIỀN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm