Trung Quốc đau đầu với nạn đạo văn vô tội vạ

Trung Quốc đau đầu với nạn đạo văn vô tội vạ ảnh 1
Liệu Khổng Tử biết nói gì về hiện tượng đạo văn ở Trung Quốc?
Đạo văn bị xử lý nghiêm túc trong các nước phát triển. Tuy nhiên ở Trung Quốc, nó là một công cụ để đạt được lợi ích cá nhân và đã có mặt ở khắp nơi trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu quốc gia đang theo đuổi. Một loạt học giả nổi tiếng Trung Quốc, bao gồm Li Lianshan, Wang Hui và Wang Mingming, một nhà xã hội học được đào tạo ở phương Tây thuộc Đại học Bắc Kinh, đã bị cáo buộc đạo văn.  Không chỉ có giới trí thức, nhiều quan chức lớn nước này cũng thường bị phát hiện gian dối về bằng cấp hay mua từ các lò cấp bằng rởm, không đòi hỏi phải đến trường. Trung Quốc giờ đây đã trở thành tâm điểm của nạn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sao chép các sản phẩm nước ngoài, với các bộ phim phương Tây thường xuất hiện trên các đường phố ở Trung Quốc gần như trước khi chúng được phát hành tại Hoa Kỳ. Nhờ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với những công cụ như  Google và Wikipedia, sinh viên giờ đây có cơ hội tiếp cận với lượng thông tin thừa thãi bao gồm sách, các bài báo… chỉ với một cú nhấp chuột đơn giản. Nó khiến cho việc học tập trở nên dễ dàng hơn với sinh viên ở Trung Quốc, nhưng cũng tạo thuận lợi cho hành vi đạo văn. Một dịch vụ kiểm tra việc đạo văn CrossCheck tìm thấy 31% công trình trên tạp chí của ĐH Hàng Châu - một tạp chí khoa học nổi tiếng tại Trung Quốc - chứa "nguyên liệu tái sử dụng” mà không hề được trích dẫn rõ ràng từ 2008 đến 2010. Dường như là có một tỉ lệ lớn hơn về đạo văn đối với những bài luận không được xuất bản và bài tập về nhà ở trường học. Vấn đề đặt ra là có quan niệm khác nhau về đạo văn giữa phương Đông và phương Tây hay không. Các giáo sư tại Đại học Canada cho rằng, đạo văn chính là ăn cắp, không hơn không kém. Nhưng với trường hợp đạo văn của học giả nổi tiếng Wang Hui, các bài viết chì trích ông tỏ ra khá khoan dung. "Bình thường hóa" và "xã hội hoá" nạn đạo vănChủ đề nóng trong giới trí thức Trung Quốc gần đây là bê bối đạo văn của Li Lianshan, nguyên giáo sư nổi tiếng của Đại học Giao thông Tây An, copy phân tích dữ liệu từ người khác. Phát hiện này khiến Li bị Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc tước giải thưởng khoa học quốc gia mà Bộ từng trao cho ông. Nhưng vấn đề đáng bàn cãi không phải là chuyện đạo văn mà là thái độ đối với vấn nạn đạo văn. Khi 6 đồng nghiệp đã nghỉ hưu phát hiện ra Li Lianshan đạo văn và báo cho nhà trường cách đây 3 năm thì vụ việc đã bị lờ đi. Trường thuyết phục 6 vị giáo sư rằng, họ không muốn đưa sự việc ra ánh sáng nhằm “giữ gìn bộ mặt của nhà trường", giữ gìn "bộ mặt của Trung Quốc”. Vị lãnh đạo nhà trường (giấu tên) đã nói với họ rằng: “Thật không dễ gì để đưa trường chúng ta lọt vào danh sách những đại học hàng đầu Trung Quốc nên xin đừng hủy hoại danh tiếng của trường”. 6 vị học giả đã từ chối, họ còn từ chối cả khoản tiền giải thưởng mà Li đồng ý chia để đổi lấy sự im lặng. Nhà trường tiếp tục che giấu bê bối này cho đến khi vụ việc được một kênh truyền hình tường thuật công khai năm ngoái. Đây không phải là trường hợp duy nhất. Năm 2002, giáo sư Wang Mingming bị cáo buộc là đạo tài liệu từ một cuốn sách của William A. Haviland (Đại học Vermont), ông ta nhận được vô khối lời cảm thông qua trên Internet và 1.200 tin nhắn trên một diễn đàn của Đại học Bắc Kinh, nơi ông giảng dạy, điều hành, hãng thông tấn AP cho biết. Câu hỏi đặt ra là: có bao nhiêu trí thức đã làm cái việc như Li Lianshan? Điều gì xảy ra nếu 6 vị giáo sư kia chưa nghỉ hưu và không dám lên tiếng vì sợ mất việc? Điều gì xảy ra nếu họ nhận tiền và im lặng? Vị “lãnh đạo nhà trường” trên từng phát biểu công khai rằng: hiện tượng đạo văn có mặt khắp nơi ở Trung Quốc nên nó đã trở thành chuyện bình thường. Sự gian dối về học thuật ở Trung Quốc còn biểu hiện dưới nhiều hình thức khác. Thỉnh thoảng báo chí Trung Quốc lại xuất hiện tin tức về chuyện một số sinh viên nữ chấp nhận lên giường với thầy để có điểm số tốt mà không cần học hành gì cả.
Theo Tâm Ý (VNN/  Asiasentinel)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm