Sự thật về năng lực học tập giữa nam và nữ

Nghiên cứu này do các nhà khoa học thuộc Đại học Missouri phối hợp với Đại học Glasgow ở Glasgow, Scotland thực hiện.
Nghiên cứu cho thấy con gái vượt trội hơn con trai về thành tích học tập 70% trong tổng số các quốc gia được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu khi bỏ qua mức độ về bình đẳng giới tính, chính trị, kinh tế và xã hội.
Các nhà khoa học thuộc hai trường Đại học kể trên đã nghiên cứu mức độ về năng lực học tập ở 1,5 triệu học sinh độ tuổi 15 từ các nơi trên thế giới từ việc sử dụng các dữ liệu được thu thập trong thời gian từ 2000-2010.
David Geary, Giáo sư về Khoa học Tâm lý của trường Cao đẳng Nghệ thuật và Khoa học, thuộc Đại học Missouri cho hay con gái vượt trội hơn con trai về kỹ năng đọc hiểu, toán học và khoa học. Ông còn cho biết thêm, điều này cũng đúng ngay cả với các quốc gia mà quyền tự do của phụ nữ bị hạn chế cực kỳ.

Nghiên cứu chỉ ra chỉ ở 3 vùng như Colombia, Costa Rica và tiểu bang Himachal Pradesh của Ấn Độ, con trai mới vượt trội hơn con gái. Còn ở Mỹ và Anh, năng lực học tập là bằng nhau.

Con gái thông minh hơn con trai? (Nguồn: Business Insider Australia)

Ở các đất nước có tỉ lệ bình đẳng giới tương đối thấp như Qatar, Jordan và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, sự chênh lệch về thành tựu giáo dục là tương đối lớn và “phần hơn” thuộc về con gái.
Các nhà nghiên cứu cũng cho hay có một ngoại lệ trên thế giới đó là trong số học sinh của các nước phát triển về kinh tế, học sinh nam vượt trội hơn so với học sinh nữ.
“Ngoại trừ những học sinh có thành tích cao, thì trên thế giới con trai có kết quả giáo dục đầu ra thấp hơn con gái , không phụ thuộc vào chỉ số bình đẳng xã hội.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc công nhận về bình đẳng giới không đủ để thu hẹp khoảng cách về năng lực học tập giữa con trai và con gái trong giáo dục toàn cầu; và khoảng cách này không có chiều hướng tăng lên.

Mặc dù điều quan trọng là chúng ta thúc đẩy nguyên tắc bình đẳng giới ở các trường học, nhưng cũng cần chắc rằng chúng ta đang làm nhiều hơn để lý giải nguyên nhân tại sao những khoảng cách này, đặc biệt là trong số các bạn nam tồn tại và chúng ta có thể phát triển những chính sách nào để “lấp” khoảng cách đó” - Gijsbert Stoet, phó giáo sư Tâm lý học thuộc Đại học Glasgow cho hay.

Các nhà nghiên cứu cho hay nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách giáo dục.
Nghiên cứu có tên “Sự khác biệt giới tính trong học vấn không liên quan tới sự cân bằng yếu tố chính trị, kinh tế hay giáo dục” (Sex differences in academic achievement are not related to political, economic or social equality) được xuất bản trên tạp chí Intelligence.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm