Phát triển 300 nhóm trẻ tư thục tại các KCX-KCN

Cụ thể, trong giai đoạn I (năm 2014-2017) tổ chức thí điểm hỗ trợ, phát triển ít nhất 200 nhóm trẻ tại 10 tỉnh/thành phố có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ. Các tỉnh còn lại triển khai thực hiện dựa trên cơ sở nhu cầu và tình hình thực tế của địa phương.

Nhiều ông bố, bà mẹ công nhân ở KCX Linh Trung I, quận Thủ Đức TP.HCM chất vật tìm chỗ gửi con. Ảnh: P.ĐIỀN

Giai đoạn II (từ năm 2017-2020) tiếp tục duy trì hoạt động của đề án tại 10 tỉnh/thành phố đã triển khai thí điểm giai đoạn I, đồng thời triển khai đề án tại 10 tỉnh/ thành phố khác (sẽ được thông báo vào cuối giai đoạn I).

Hỗ trợ, phát triển ít nhất 300 nhóm trẻ độc lập tư thục tại 20 tỉnh gồm 10 tỉnh/ thành phố giai đoạn I và 10 tỉnh/thành phố triển khai giai đoạn II.

Theo lộ trình Bộ GD-ĐT xây dựng kế hoạch triển khai đề án hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020 như sau: Hỗ trợ, kiện toàn, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục tại cộng đồng. Rà soát các nhóm lớp độc lập tư thục trên địa bàn, khuyến khích, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức có điều kiện thành lập nhóm trẻ đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh, đảm bảo an toàn cho trẻ. Hỗ trợ, giúp đỡ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và người chăm sóc trẻ để các nhóm trẻ độc lập tư thục hiện chưa được cấp giấy phép hoạt động đảm bảo đủ các điều kiện để cấp phép. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên và người chăm sóc trẻ ở các nhóm trẻ độc lập tư thục và cha mẹ trẻ tại khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất…

Nguồn kinh phí thực hiện đề án bao gồm Ngân sách Nhà nước và nguồn hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm