Mất cân đối trong đào tạo trung cấp

“Chúng ta không thể đổi mới cơ bản, toàn diện khi hệ thống mẹ (tức Bộ GD&ĐT) không thay đổi”.

Theo ông Thanh, các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) không tuyển sinh được do có nhiều trường ĐH, CĐ cùng tuyển sinh đào tạo TCCN với quy mô rất lớn. Điều này ngoài việc gây khó khăn cho xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nhân lực của từng trường, mà còn gây tâm lý bất an cho học sinh khi chọn trường. Chưa kể, hệ thống quản lý giáo dục nghề nghiệp còn lỏng lẻo, xảy ra tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo. Học sinh đua nhau học các ngành y dược, kinh tế và quay lưng với ngành kỹ thuật, cơ khí.

Trong khi đó, ThS Trần Ngọc Trình, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn, cho rằng hiện nay việc thành lập cơ sở đào tạo TCCN chỉ xem xét đề án đáp ứng điều kiện về nguồn lực nội tại mà chưa quan tâm đến việc vì sao phải thành lập cơ sở đào tạo TCCN, cơ sở này chuyên đào tạo ngành nghề gì, nguồn nhân lực qua đào tạo sẽ phục vụ ai… Do đó cần xác định rõ ngay từ đầu thì mới thật sự đào tạo theo nhu cầu xã hội. Chỉ khi nào nguồn nhân lực qua đào tạo được xã hội trọng dụng thì lúc đó mới thu hút học sinh vào TCCN, đầu ra mới tạo việc làm cho người học.

l Cùng ngày, tại buổi tập huấn Xây dựng chuẩn đầu ra trình độ ĐH sư phạm kỹ thuật, đào tạo giáo viên TCCN ở TP Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho hay hiện chất lượng giáo viên TCCN vẫn chưa theo kịp được yêu cầu giáo dục nghề nghiệp.

Thứ trưởng Ga cho rằng cần phải nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên TCCN đảm bảo các yếu tố năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Các năng lực này phải dựa trên những chuẩn định hướng đầu ra cụ thể như: chuẩn nghề nghiệp, chuẩn nghiệp vụ, chuẩn đào tạo...

Q.DŨNG - T.TÀI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm