Đồ chơi khiến con trở nên... bạo lực

Hậu quả do bố mẹ

Ngày sinh nhật, anh Hùng dẫn con lên tận Hàng Mã, rồi Lương Văn Can, mới chọn mua cho cu Tí một khẩu súng... Ban đầu, vợ anh không đồng ý cho mua, chỉ thích cho con mua đồ chơi nào nhẹ nhàng. Nhưng vì chiều con, nên anh vẫn mua như thường.
Nhà sinh được cậu con trai quý tử, nên hết người này mua đến người kia mua đồ chơi cho Gia Bảo. Từ ô tô điều khiển từ xa, robot, máy bay. Thỉnh thoảng có thêm vài món đồ như siêu nhân, người nhện, súng nhựa, súng phun nước nữa.
 
Thế là Gia Bảo tha hồ chơi các trò chơi đâm xe, bắn người, thậm chí còn bắn cả ông bà nội và bố mẹ. Đôi khi vì chiều cháu, ông nội cũng giơ tay chịu bắn, thỉnh thoảng lại chỉ cho cháu vài chiêu thức làm sao để cháu bắn được xa hơn và “giết” kẻ thù dã man hơn.

Vì thế, gặp ai, Gia Bảo cũng đánh, đấm, giết. Có khách đến nhà chơi, Gia Bảo hét to, bắt chú phải giơ tay lên và bắn “bùm” một cái. Bố mẹ nhiều lúc xấu hổ vì con nhưng không thể nào bảo được con.

Không nên cho con chơi đồ chơi bạo lực

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng khi con trẻ còn bé, chúng chưa có nhận thức gì về hành vi bao lực. Tuy nhiên, ngay từ khi trẻ mới được từ 1 – 3 tuổi, con đã biết hết rồi đấy! Trong tất cả các dịp Tết của các bé như 1/6, Trung thu, người lớn thường mua tặng các cháu những đồ chơi bắt mắt, đa số có xuất xứ từ Trung Quốc. Những dạng đồ chơi có điều khiển từ xa, màu sắc sặc sỡ khiến các con rất thích. Hơn thế, các bé cũng thích mua những đồ chơi giống như nhân vật chúng tưởng tượng. Khi sở hữu những đồ chơi có tính bạo lực như siêu nhân, các em dễ có ảo tưởng rằng mình có một sức mạnh siêu phàm, chẳng khác gì các siêu nhân cả.

Cha mẹ thường cố gắng ngăn cản con không xem các bộ phim hoạt hình hay quảng cáo có bạo lực, nhưng lại mua cho con nhiều đồ chơi để thay thế.

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ em rất thích chơi với đồ vật. Qua đó các con sẽ học hỏi được nhiều thứ như màu sắc, số đếm, hình dáng... Bố mẹ không nên ngăn cấm con chơi đồ chơi. Nhưng cũng không thể chiều con quá mức khi mua cho con những đồ chơi súng ống, dao kiếm. Việc cho con con chơi những đồ chơi bạo lực như súng, dao, kiếm, có thể gây bản tính hung hãn cho trẻ sau này.

Cha mẹ nên mua cho con đồ chơi mang tính phát triển tư duy và trí tưởng tượng cho bé. Tuy bé ngồi chơi với đồ chơi, bố mẹ nên ngồi chơi cùng bé, nói chuyện và giải thích với con, đâu là đồ chơi nào. Bằng cách này sẽ tạo ra sự ghi nhớ tư ngữ thay thế cho các sự vật trên vỏ não của bé. Bé sẽ phát triển từ ngữ rất nhanh.

Từ 3 – 5 tuổi, mẹ nên cho con đi học hỏi, giao lưu và chơi với các bạn bè đồng trang lứa. Vào giai đoạn này, trẻ rất hay học hỏi và bắt chước người lớn, các bạn xung quanh. Vì thế, bố mẹ nên chú ý mọi hành vi lời nói của mình để làm gương cho con nhé.
 

Theo Giadinhnet/ Afamily

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm