Cứ thả đầu ra thì quản cũng bằng không!

(tức hệ vừa làm vừa học) vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc nhà nước thì đến nay, chí ít là chỉ trong tháng 8-2012, thêm Hà Nam, Quảng Nam, Nam Định, Quảng Bình cũng đồng loạt tuyên bố như vậy. Để tìm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ tại chức, cuối tháng 8 vừa qua Bộ GD&ĐT đã tổ chức tọa đàm nhưng xem ra cũng là cách quản đầu vào.

Cũng vì chỉ chăm chăm quản đầu vào nên mới đây Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến cho dự thảo quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH. Theo đó, thí sinh liên thông phải thi hai môn văn hóa (Văn, Toán, Lý, Hóa...) theo khối thi của ngành dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm và một hoặc hai môn cơ sở ngành. TS Vũ Thị Phương Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM, phải thốt lên: “Tại sao phải thi văn hóa để liên thông? Điều này rất bất hợp lý. Nếu vậy thì tôi đề nghị sinh viên hết năm thứ hai CĐ, ĐH phải thi hai môn văn hóa xem có đạt không? Như vậy mới công bằng. Việc gì phải quay ngược lại quá khứ để bắt chẹt người muốn học cao hơn? Thi thế này không biết để làm gì, hay chỉ để làm khó nhau?”.

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, mấy chục năm nay, chất lượng giáo dục của Việt Nam yếu là vì cứ “nắm đầu vào, thả đầu ra”, trong khi khuynh hướng của thế giới là “mở đầu vào, siết đầu ra”. Tại sao không tổ chức kỳ thi cuối cùng trước khi cấp bằng là thi chung với nhau, dù học theo hệ nào? Nếu trường không cắt xén chương trình, giảng viên thực dạy, sinh viên thực học thì cần tiến tới một kỳ thi tốt nghiệp, tức không phân biệt kỳ thi chính quy, kỳ thi tại chức hay kỳ thi liên thông mà là tốt nghiệp của toàn khóa. Bởi cùng học tín chỉ, cùng chương trình đào tạo, cùng ở một trường, cùng một ông thầy... thì không lý do nào để phải từ chối cho thi chung cả. Và khi đó, cùng một kỳ thi tốt nghiệp, trên bằng không nên phân biệt tại chức hay chính quy.

QUỐC DŨNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm