Tuyển sinh nghề mạnh ai nấy làm

Ngoài ra, nên có thông tin tuyển sinh chung toàn quốc chứ không nên phân biệt giữa đại học và học nghề để tạo sự công bằng trong tuyển sinh giữa các trường”. Đây là đánh giá của ông Lê Văn Học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, tại buổi làm việc với UBND TP.HCM về giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về dạy nghề tại TP.

Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP, cho biết TP hiện có 430 cơ sở dạy nghề (các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, đại học…). Bình quân mỗi năm tuyển được 300.000 sinh viên, học sinh học nghề. Tỉ lệ sinh viên, học sinh tốt nghiệp tìm được việc làm đạt 70%. Ông Khiết cho rằng thời gian qua công tác tuyển sinh các trường nghề gặp nhiều khó khăn. Một phần nguyên nhân do thông tin tuyển sinh giữa các trường nghề và các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chưa ăn khớp với nhau. “Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tuyển sinh xong xuôi đâu vào đấy rồi mới đến lượt trường nghề nhảy vào” - ông Khiết nói.

Còn ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP, phân tích: Mỗi bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đều có quy hoạch nhân lực riêng nhưng không có sự kết nối nên không biết ngành nào thừa, ngành nào thiếu dẫn đến đào tạo nghề dàn trải.

Trước đó, ngày 23 và 24-12, đoàn đã làm việc với các trường cao đẳng, trung cấp nghề. Đại diện một số trường kiến nghị nên bỏ chương trình thi tốt nghiệp đối với chương trình học nghề, thay vào đó cần siết chặt các mô đun đào tạo để nâng cao tay nghề cho sinh viên. Chương trình khung đào tạo của Bộ LĐ-TB&XH quá chi tiết, không phù hợp với thực tế của nhà tuyển dụng. Ngược lại, đề thi tốt nghiệp chung của Bộ quá dễ, không đáp ứng nâng cao tay nghề đối với khu vực TP.HCM.

PHONG ĐIỀN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm