Tôi muốn có tòa án trẻ vị thành niên

Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng do người chưa thành niên phạm tội gây ra là nỗi xót xa, lo lắng và bàng hoàng trong dư luận. Đã có rất nhiều diễn đàn cũng như các đề tài nghiên cứu về khoa học, luật pháp, tội phạm học, xã hội học và cả tâm lý học về hành vi của người chưa thành niên phạm tội và đã có nhiều giải pháp đưa ra là làm sao kéo giảm hành vi tội phạm nghiêm trọng do người chưa thành niên gây ra là một đòi hỏi vô cùng cấp bách, nhức nhối trong toàn xã hội.

Mới đây, TAND Tối cao đã đưa ra dự thảo đề án Thành lập tòa án gia đình và người chưa thành niên để lấy ý kiến rộng rãi trong mọi tầng lớp. Đã có nhiều ý kiến, quan điểm e ngại đến việc thành lập tòa án cho người chưa thành niên là một việc làm rất khó và không đủ nhân lực. Theo tôi việc nghiên cứu, xem xét thành lập tòa án cho người chưa thành niên phạm tội là một đề án có thể nói là đúng đắn, nghiêm túc, có trách nhiệm của hệ thống tư pháp nhà nước và mang một ý nghĩa hết sức nhân văn đối với người chưa thành niên phạm tội. 

Trong mấy chục năm nay, nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới họ đã thành lập tòa án dành cho người chưa thành niên và đã có được hiệu quả rất lớn, kéo giảm đến mức đáng kể tình hình tội phạm trong lứa tuổi của người chưa thành niên phạm tội cũng như tái phạm. Thiết nghĩ, việc nghiên cứu, xem xét đề án thành lập tòa án gia đình và người chưa thành niên là việc cần nghiêm túc nghiên cứu và thực hiện của hệ thống tư pháp nhà nước để đảm bảo trước hết là quyền lợi của người chưa thành niên phạm tội xét xử trước tòa án. Sau nữa, một khi hệ thống tòa án dành cho người chưa thành niên phạm tội “ra đời” cũng đồng nghĩa với việc hành vi phạm tội của người chưa thành niên sẽ được nhìn nhận, đánh giá, phân tích mục đích, nguyên nhân của hành vi tội phạm hợp lý và khoa học hơn để từ đó có thể đ?a ra nh?ng bi?n ph?p ph?ng, ch?ng k?o gi?m t? n?n, t?i ph?m do ng??i?ch?a th?nh ni?n g?y ra trong ??i s?ng x? h?i.

ưa ra những biện pháp phòng, chống kéo giảm tệ nạn, tội phạm do người chưa thành niên gây ra trong đời sống xã hội.

Nguyễn Đước (136/1 Trần Phú, quận 5, TP.HCM)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm