Rắc rối việc chia tài sản tạo lập trước khi chung sống

Ba năm sau, bà N. được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà. Năm 1992, bà chung sống như vợ chồng (không đăng ký kết hôn) với ông LHB và sinh được hai người con. Trong quá trình sống chung, bà và ông B. cùng tạo lập một số tài sản trên đất như nhà và công trình phụ khác phục vụ cuộc sống gia đình. Riêng về thửa đất, năm 1998 bà N. có làm thủ tục đổi giấy từ giấy trắng sang giấy đỏ và vẫn đứng tên một mình bà.

Bà N. kể: “Năm 2002, khi tôi về quê chơi thì ông B. đã lén làm hồ sơ đổi để ông đứng tên chủ sử dụng đất. Cũng từ đó, chúng tôi mâu thuẫn và sống ly thân”. Năm 2004, ông B. đã có vợ mới và cũng cắt đứt quan hệ với bà. Hai năm sau, bà N. yêu cầu tòa giải quyết quan hệ hôn nhân của cả hai. TAND huyện Bù Đăng xử không công nhận quan hệ vợ chồng giữa hai người, về con chung thì mỗi người có trách nhiệm nuôi dưỡng một đứa.


Ngôi nhà mà khi còn chung sống, ông B. với bà N. cùng tạo lập. Ảnh: T.TÙNG

Sau đó bà N. khởi kiện yêu cầu tòa phân chia tài sản, do hai bên không thỏa thuận được. Tháng 9-2007, TAND huyện Bù Đăng xử sơ thẩm, tuyên công nhận thửa đất là tài sản chung và chia đôi mỗi người một nửa. Năm 2008, TAND tỉnh Bình Phước xử phúc thẩm tuyên sửa một phần án sơ thẩm theo hướng tăng phần được hưởng cho ông B. Bà N. đề nghị giám đốc thẩm. Tháng 10-2011, TAND Tối cao xử giám đốc thẩm tuyên hủy cả hai bản án trên, giao hồ sơ cho tòa huyện xử sơ thẩm lại. Lý do là hai cấp tòa đã có vi phạm nghiêm trọng trong việc đánh giá chứng cứ, dẫn đến quyết định chưa chính xác.

Tháng 11-2012, tòa huyện xử sơ thẩm lần hai tuyên công nhận toàn bộ thửa đất là tài sản riêng của bà N. Về tài sản chung hình thành trên đất như một ngôi nhà cấp 4, một nhà lồng bằng sắt, hai bờ kè đá... thì chia đều cho hai người. Ông B. kháng cáo yêu cầu phải được chia đôi diện tích đất. Tháng 4-2013, TAND tỉnh Bình Phước xử phúc thẩm lần hai, tuyên sửa án sơ thẩm theo hướng vẫn công nhận mảnh đất là tài sản riêng của bà N. nhưng tuyên cho ông B. được hưởng 15% giá trị quyền sử dụng thửa đất. Theo tòa, khi sống chung, ông B. có nhiều công sức đóng góp để nâng cao giá trị quyền sử dụng đất, cần cho hưởng thêm 15% giá trị đất…

Năm 2014, bà N. lại có đơn đề nghị giám đốc thẩm vì cho rằng bản án phúc thẩm lần hai chưa khách quan. Theo bà, giá trị tăng thêm của thửa đất là do giá thị trường tự nhiên trong nhiều năm sử dụng chứ không nhờ công sức của ông B. như lập luận của tòa, trong khi công sức tạo lập những tài sản trên đất thì đã được tòa chia đều cho cả hai người. Ngoài ra, trước và trong thời gian tranh chấp, bà N. đã chuyển nhượng một phần diện tích đất cho một số người nhưng tòa không đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người liên quan là thiếu sót… Được biết đơn của bà N. đã được TAND Tối cao thụ lý và đang xem xét, giải quyết.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm