Những trường hợp bị cấm kết hôn

Luật sư TRẦN ĐỨC THÔNG trả lời: Theo khoản 13 Điều 8 và khoản 3 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau: giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Những người có quan hệ trong phạm vi ba đời là những người có cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba.

Như vậy, bạn là đời thứ ba, bạn trai bạn là đời thứ tư, hai bạn không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kết hôn. Các bạn có thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật.

2. Truy đóng bảo hiểm xã hội

Mang thai được ba tháng thì tôi được phát hiện bị u buồng trứng, phải làm phẫu thuật. Lúc này tôi mới biết công ty không đóng BHXH cho tôi. Tôi có thể đòi công ty truy đóng BHXH cho tôi để tôi được hưởng các chế độ sắp tới không? Nếu công ty không chịu đóng thì tôi phải làm sao?

VMH (Công ty TNHH Truyền thông A)

Luật sư LẠI THỊ LỆ THANH trả lời: Theo khoản 8 mục III phần 2 Quyết định 902 ngày 26-6-2007 của BHXHVN, các trường hợp phải truy đóng BHXH bao gồm: không đóng BHXH; đóng không đúng thời gian quy định; đóng không đúng mức quy định; đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Thủ tục truy đóng như sau: Người sử dụng lao động phải lập “Danh sách truy đóng BHXH, BHYT bắt buộc” và công văn kèm theo các hồ sơ liên quan của người lao động gửi cơ quan BHXH. Mức truy đóng là 20% BHXH và 3% BHYT (nếu có) tính theo tiền lương, tiền công và mức lương tối thiểu tại thời điểm đóng. Trong thời gian phải truy đóng, nếu người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và có khám chữa bệnh thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi hoàn chi phí cho người lao động.

Theo Điều 56 Nghị định 152 ngày 22-12-2006 của Chính phủ, khi phát hiện quyết định, hành vi về BHXH trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại gửi đơn đến người, tổ chức đã ban hành quyết định hoặc đã thực hiện hành vi đó. Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện tại tòa án.

Trước mắt, bà có thể nộp đơn yêu cầu công ty truy đóng BHXH cho bà.

Đ.LIÊN ghi

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm