Nên gắn thêm camera trên đường để chống nạn CSGT nhận hối lộ

Có bằng chứng về hành vi của anh thì không thể chối cãi vấn đề nào cả vì đã được ghi hình. Còn chuyện muốn ý thức người dân nâng cao thì việc phạt tiền là giải pháp nhất thời thôi. Chúng ta nên đánh dấu vào bằng lái với những kí tự mã hóa về các lỗi vi phạm. Nếu người này lần sau vẫn còn vi phạm, CSGT có thể rà soát lại xem anh ta trước kia có vi phạm gì không và có vi phạm lại lỗi cũ hay không (ta có thể dùng thiết bị công nghệ để làm việc này mà) để đưa ra mức phạt tăng nặng...

Và cho thời gian trong vòng 1 năm hay 6 tháng mà anh vẫn vi phạm luật thì cứ gộp lại tất cả vi phạm lại mà xử lý. Chẳng hạn trong 6 tháng hay 1 năm anh vi phạm luật giao thông 3 lần (ví dụ vi phạm 3 lần trong thời hạn qui định thì tước bằng lái xe), mà trong đó lần vi phạm cuối cùng lặp lại lỗi cũ thì anh sẽ bị phạt gấp đôi và tước bằng lái xe.

Còn chuyện giam xe thì tôi thấy hành động như thế vừa gây thiệt hại cho người dân và còn tốn công sức rất nhiều người, lại còn xảy ra vấn đề trộm phụ tùng (một số báo đã đưa tin trước kia). Nên bãi bỏ là hợp lý nhất. Chuyện giam xe chỉ nên áp dụng đối với những lỗi nặng mà có khả năng gây tai nạn chết người thì tốt hơn.

Nếu ta có thể áp dụng các ý kiến trên thì chắc chắn vấn đề hối lộ hay ý thức kém sẽ được giải quyết một cách triệt để hơn, có ý nghĩ giáo dục hơn là chuyện tiền phạt tăng gấp 10 lần hay 20 lần. Nếu không có tình tiết tăng nặng thì dù có nộp phạt gấp nhiều lần thì người dân vẫn sẽ vi phạm và CSGT vẫn còn cơ hội để nhận hối lộ.

CHAN (...mailto:...chan...@yahoo.co.uk)

Tôi không đồng ý với câu nói "không đưa tiền thì làm sao có người lấy", vì chính tôi là người bị "đòi tiền". Tôi biết rằng tôi phạm luật giao thông (giấy chứng nhận bảo hiểm xe tôi hết hạn). Tôi chấp nhận ký biên bản nhưng các ông CSGT không chịu và bảo tôi phải đưa cho mấy ông 400 ngàn đồng rồi cho tôi đi. Trong khi đó, nếu theo luật thì tôi chỉ bị phạt 100 ngàn đồng. Tôi nghĩ rằng CSGT là những người đại diện pháp luật mà lại lợi dụng luật pháp để tư lợi riêng thì còn gì là nhân cách nữa.

KIM LOAN (kimloan...@yahoo.com)

Tai nạn giao thông trên quốc lộ ở Việt Nam riêng xe khách là khá nhiều. Đó là do lỗi của chủ xe và tài xế một phần, lỗi của CSGT thì lớn hơn vì anh không làm tròn trách nhiệm, khi biết xe chở quá số người mà không chịu lên kiểm tra... Đó là chưa nói đến chuyện CSGT tiêu cực, bao che cho xe khách chở quá số người quy định.

NGUYEN THANH THOA (...thoa@yahoo.com)

Đất nước ta còn nghèo và đang trên đà phát triển, tư duy và nhận thức của người dân đang từng ngày được nâng lên. Các bạn du học sinh hay là người đang sinh sống bên nước ngoài đừng nên có sự so sánh khập khiễn về lực lượng CSGT Việt Nam với CSGT Mỹ, Mexico. Với những gì mà CSGT Mỹ, Mexico được trang bị thì việc họ phục vụ người dân như trên là chuyện đương nhiên. Đối với sự khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt thì những gì CSGT Việt Nam đã làm được là tuyệt vời.

Bạn đọc (...@yahoo.com)

Tôi nghĩ rằng xã hội nên bớt kỳ thị CSGT vì công việc của họ cũng gặp ít nhiều khó khăn. Họ bớt khó tính nếu gặp những người đồng tình, hợp tác. Nhiều trường hợp vẫn chấp hành nhưng có thái độ soi mói, cay cú và có lời nói khó nghe, nếu đặt bạn vào hoàn cảnh đó bạn sẽ như thế nào? Bạn có giữ bình tĩnh được không khi người có học thức hay không có học thức nói bạn như thế.

HẢI (ngochai...@yahoo.com)

Thực tế thì đúng là vậy, một người thật đạo đức nhưng khi vào môi trường đầy rẫy những cám dỗ mà đồng lương thì ít, con cái, vợ không bằng ai, rồi (ăn cắp) của đời mỗi ngày một ít sau đâm ra thành chuyên nghiệp, thậm chí còn cài bẫy để bắt phạt, tội ít nhưng nâng thêm lỗi, áp dụng hình thức phạt cao nhất để "làm giá". Mà người có ít lỗi thì mấy khi ai ủng hộ? Thôi thì nộp cho xong, bận sau đề phòng cho kỹ.

VĂN NHƯ CƯƠNG (vannhucuong...@yahoo.com.vn)

Sao nhà báo không thử làm một cuộc khảo sát với các bác tài xe ôtô không chỉ ở TP.HCM mà các tỉnh lân cận, thì kết quả sẽ khác nhiều với bài phóng sự "Văn hóa giao thông nhìn từ hai phía". Tại sao cảnh sát giao thông xử nghiêm với người vi phạm giao thông khi điều khiển môtô ư, chỉ vì "ăn" tiền ít. Còn với xe ôtô thì có thể thoải mái mà "làm luật". Hãy ra đường nhà báo sẽ hiểu.

TRẦN THANH BÌNH (thanhbinh...@yahoo.com.vn)

Chuyện người dân thiếu ý thức cũng chỉ là bộ phận rất nhỏ, giống như số CSGT "làm luật" vậy thôi. Xét cho cùng tại cơ sở hạ tầng của ta chưa tương xứng với tình hình giao thông mà xx hội đang đòi hỏi. 

NGUYEN HUU TRUC (huutruc...@gmail.com)

Đường Việt Nam chỉ có sức chịu đựng như vậy mà xe tải lại chở nặng vậy còn gì mà đường không bị ổ gà, ổ vịt, thậm chi ổ voi nữa. Tại sao nước ngoài người ta cũng là người như mình sao người ta chấp hành luật giao thông nghiêm vậy, còn mình thì không? Người dân nên có ý thức hơn, chạy xe cũng như đội nón bảo hiểm thôi, ta lên xe ta đội nón có CSGT nào bắt phạt ta đâu? Ngược lại, chạy xe sai tuyến, quá tốc độ, quá tải vi phạm thì sẽ phạt nghiêm thôi.

TRAN NGOC TUAN (...tuan@ymail.com)

Tôi là tài xế gia đình, xin đóng góp ý kiến sau: Việc hạn chế tốc độ xe khi qua khu vực đông dân cư là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, vào những thời điểm như sau 23 giờ hoặc trước 5 giờ, thường thì những khu vực này rất vắng người tham gia giao thông. Vì vậy, chúng ta nên nghiên cứu tháo gỡ lệnh cấm vào những thời điểm hợp lý trong ngày. Đồng thời cảnh báo người dân khi tham gia giao thông vào những thời điểm trên.

THẾ PHONG (thephong...@yahoo.com.vn)

Nều chẳng may vi phạm luật giao thông thì thà nộp phạt vào kho bạc nhà nước còn hơn đưa hối lộ cho công an. Người đi đường phải biết chắc về luật để thi hành đúng, đồng thời đủ lý lẽ để dẹp bớt kiểu hành xử ngông nghênh, hạch sách của những ông CSGT muốn ăn hối lộ.

LY LY (ngandang...@yahoo.com)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm