Liên kết và móc túi khách hàng

Khoảng từ năm 2006, các dịch vụ mới chỉ bắt đầu với tin nhắn kết quả xổ số, thông báo gọi nhỡ, chuyển vùng cuộc gọi, báo bận. Sau đó là đến các dịch vụ nhạc chuông, nhạc chờ và đến nay thì rất đa dạng với đủ loại hình giải trí như xem phim, nghe nhạc, chơi game…

Nhà cung cấp dịch vụ này cho biết trên thị trường hiện nay có khoảng hơn 200 công ty dịch vụ VAS cho các nhà mạng. Các công ty này sẽ nghĩ ra ý tưởng, lập trình, mua phần cứng và đến xin nhà mạng hợp tác. “Nhà mạng chỉ có vai trò kết nối thuê bao, thu tiền và kiểm soát các dịch vụ. Số tiền thu được từ người dùng, các đối tác của nhà mạng phải nộp lại cho nhà mạng 50%-70%, thậm chí có khi lên tới 90%” - nhà cung cấp dịch vụ này tiết lộ.

Vị này cũng cho biết thêm chính vì tỉ lệ ăn chia “khủng” này mà nhà mạng kiếm về được nguồn thu không ít. “Thông thường một công ty làm dịch vụ kiểu này chỉ cần 4-6 nhân sự. Họ nghĩ ra một số dịch vụ và chỉ cần “cắm” được vào nhà mạng, sau đó họ “làm truyền thông” để lên được vài ngàn thuê bao sử dụng là có thể thu về mỗi tháng hàng trăm triệu đồng. Vì quá dễ dàng nên người người nhào vô theo kiểu mình không ăn thì thằng khác sẽ ăn, dẫn đến hậu quả là phá nát thị trường. Tội nhất vẫn là người tiêu dùng” - nhà cung cấp này cho biết.

Chia sẻ về trường hợp như khách hàng của VinaPhone nêu trên, nhà cung cấp này cho biết đó là gói subscription (thuê bao tự gia hạn) dưới dạng là ngày/tuần/tháng. Nhà cung cấp này gọi đây là “gói rất nguy hiểm” vì nhiều công ty chỉ cần mang gói này tìm mọi cách đăng ký mà không quan tâm đó là dịch vụ gì. Mỗi khi đăng ký dịch vụ xong, các công ty dịch vụ đều được yêu cầu phải gửi tin nhắn thông báo cho thuê bao gồm tên gói, giá cước và cú pháp hủy cho khách hàng nhưng việc này cũng bị bỏ lơ. Chẳng hạn như trường hợp của Mobifone và VinaPhone nêu trên.

VIỆT HOA

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm