Khoán đề tài dễ gây “đạo” học thuật

Thế nhưng tất cả các trường hợp trên đều dừng ở mức độ nhắc nhở và chỉ buộc thực hiện lại một phần hay toàn bộ đề tài mà thôi. Điều lạ lùng là chưa có người vi phạm nào bị cấm thực hiện nghiên cứu, thuyên chuyển hay đình chỉ công tác. Phải chăng pháp luật thiếu quy định để điều chỉnh hoạt động này?

Cách đây hai năm, trong một lần tham gia hội nghị khoa học tại một trường cao đẳng trên địa bàn quận Tân Phú, tôi nghe nói có một giảng viên thực hiện đề tài bằng bản dịch của một phần mềm rất nổi tiếng về ứng dụng thiết kế giảng dạy đồ họa nhưng cũng được hội đồng khoa học thông qua. Sở dĩ có điều đó là do tính tự biên tự diễn trong “khoảng sân nghiên cứu khoa học trong các trường CĐ-ĐH”. Trên các website của nhiều trường CĐ-ĐH, thành phần hội đồng khoa học của nhà trường không khác gì mấy so với chức danh lãnh đạo nhà trường hiện tại. Thử hỏi giao việc giám sát cho các trưởng phó khoa và các phòng ban liệu có hợp lý? Hay phải làm như thế để tạo thuận lợi cho việc giải ngân ngân quỹ dành cho nghiên cứu khoa học?

Khi nghiên cứu khoa học được hình thành bằng cách “tự viết - tự bảo vệ” thì không tránh khỏi sự “đạm bạc” trong nghiên cứu khoa học. Thực tế, rất ít trường mời tư vấn phản biện từ những cá nhân hay đơn vị có uy tín về học thuật trong và ngoài nước tham gia tư vấn phản biện đề tài, thực hiện đề tài. Có thể nói cơ chế khoán kính phí thực hiện đề tài đã tạo ra sự dễ dãi trong nghiên cứu khoa học và góp phần tạo nên hiện tượng “đạo” học thuật tràn lan.

TRẦN TÍN NGHỊ

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

(PLO)- Chủ nuôi chó, mèo phải đáp ứng điều kiện nuôi để chính quyền dễ quản lý, giảm tình trạng một nhà nuôi số lượng lớn làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.