Giao lưu trực tuyến ‘Báo chí với quyền tiếp cận thông tin’

Theo nghiên cứu này, với vai trò là “diễn đàn của nhân dân”, báo chí đã thực hiện quyền tiếp cận thông tin cho công dân bằng việc tiếp nhận, cung cấp và trao đổi thông tin. Tuy nhiên quyền này còn thiếu cơ chế để bảo đảm thực thi, mặc dù có tới gần 50/330 Luật, Pháp lệnh có nội dung liên quan đến quyền tiếp cận thông tin.

Hơn thế, nhiều rào cản đã hạn chế những quyền này, như tình trạng lạm dụng “dấu mật” hoặc sử dụng các rào cản kỹ thuật... Ngoài ra các vấn đề liên quan đến đạo đức báo chí, kiến thức, kỹ năng nhà báo cũng có những ảnh hưởng, tác động nhất định.

Để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn thực trạng Báo chí với Quyền tiếp cận thông tin, từ 14h đến 16h30 ngày 16-4, Báo điện tử Pháp Luật TP.HCM sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến với nhóm tác giả báo cáo nghiên cứu nói trên.

Thành phần khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến gồm:

Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị;

Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn;

TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Điều phối cuộc giao lưu: Nhà báo MAI PHAN LỢI, Phó TTKTS Báo Pháp Luật TP.HCM.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho ba vị khách mời vào ô bên dưới.

Ông Mai Ngọc Phước, Quyền Tổng biên tập, báo Pháp Luật TP.HCM tặng hoa cho các khách mời tham gia chương trình Giao lưu trực tuyến ‘Báo chí với quyền tiếp cận thông tin’ do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức. Ảnh: Huyền Vi.

Thưa quý vị độc giả,

Dự án luật tiếp cận thông tin đã được Quốc hội ra NQ bổ sung vào chương trình xây dựng Luật Pháp lệnh 2015 và cơ quan soạn thảo là Bộ Tư pháp đang tích cực tiếp thu ý kiến đóng góp từ các giới nhằm góp thêm một tiếng nói cho ban soạn thảo.

Nhóm nghiên cứu Sài Gòn Truyền thông dưới sự đặt hàng của Ngân hàng Thế giới tại VN đã thực hiện một nghiên cứu với tiêu đề “Báo chí với quyền tiếp cận thông tin” với một báo cáo dài khoảng 130 trang.

Ngày hôm nay, báo điện tử Pháp luật TP.HCM đã có cuộc tọa đàm trực tuyến với nhóm tác giả, gồm có nhà báo Đặng Tâm Chánh-Trưởng nhóm nghiên cứu; Nhà báo Nguyễn Văn Phú và bà Trần Thị Lan Hương-Chuyên gia về quản trị Nhà nước của Ngân hàng Thế giới.

Sau đây, buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu:

(PLO)- Nhóm nghiên cứu Sài Gòn truyền thông vừa hoàn thành nghiên cứu “Báo chí với quyền tiếp cận thông tin” theo đặt hàng của Ngân hàng Thế giới.

Theo nghiên cứu này, với vai trò là “diễn đàn của nhân dân”, báo chí đã thực hiện quyền tiếp cận thông tin cho công dân bằng việc tiếp nhận, cung cấp và trao đổi thông tin. Tuy nhiên quyền này còn thiếu cơ chế để bảo đảm thực thi, mặc dù có tới gần 50/330 Luật, Pháp lệnh có nội dung liên quan đến quyền tiếp cận thông tin.

Hơn thế, nhiều rào cản đã hạn chế những quyền này, như tình trạng lạm dụng “dấu mật” hoặc sử dụng các rào cản kỹ thuật... Ngoài ra các vấn đề liên quan đến đạo đức báo chí, kiến thức, kỹ năng nhà báo cũng có những ảnh hưởng, tác động nhất định.  

Để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn thực trạng Báo chí với Quyền tiếp cận thông tin, từ 14h đến 16h30 ngày 16-4, Báo điện tử Pháp Luật TP.HCM sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến với nhóm tác giả báo cáo nghiên cứu nói trên.  

Thành phần khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến gồm:  

Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị;

Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn;

TRẦN LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Điều phối cuộc giao lưu: Nhà báo MAI PHAN LỢI, Phó TTKTS Báo Pháp Luật TP.HCM.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho ba vị khách mời vào ô bên dưới.

                                                                                                                                    PLO

  • 1. Thời gian: 00:00 15/04/2015
  • 2. Địa điểm: Trụ sở Tòa soạn Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách khách mời

Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

user
Nguyen Thu Nguyet
Nghiên cứu của các ông còn có một đề xuất khá "nhạy cảm" là: cần tìm biện pháp hợp lý để giới hạn quyền lực của cơ quan quản lý báo chí, không cho họ tự tuyên bố những vấn đề nhạy cảm cấm đưa tin dựa theo quan niệm của một số quan chức có quyền, đồng thời những vấn đề này cơ quan báo chí cũng phải có quyền phản biện, phải được tranh luận vì sao một chủ đề nhất định lại được xem là nhạy cảm, và vì sao họ không được phép đưa tin. Ông có thể gợi ý một vài biện pháp cụ thể được không?
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Đây là một đặc thù trong hoạt động báo chí Việt Nam khi mà Luật báo chí quy định báo chí chịu sự lãnh đạo của Đảng. Quá trình thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, hoạt động quản lý của nhà nước đôi khi chưa nhận được sự đồng thuận của cơ quan báo chí và nhà báo. Để khắc phục nó, trong điều kiện thực tế của Việt Nam, không có cách nào khác là phải tăng cường trao đổi, đối thoại thuyết phục để tìm ra phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp. Một biện  pháp chúng tôi đề xuất nên tổ chức một hình thức kiểu như một ủy ban bên ngoài cơ quan quản lý nhà nước để đóng vai trò là một bên thứ ba đánh giá những nội dung cụ thể bị coi là sai phạm. Trên cơ sở đó có hình thức xử lý tâm phục khẩu phục.

Giao lưu trực tuyến ‘Báo chí với quyền tiếp cận thông tin’ ảnh 8
 Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị . Ảnh: Huyền Vi

user
Lò Thị Mai
Khi cung cấp thông tin sai cho báo chí rồi viện dẫn các lý do khách quan như không phụ trách mảng đó hoặc chưa được báo cáo... NGười phát ngôn với bc đó có phải chịu trách nhiệm gì ko?
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Thực ra chúng tôi không phải là những người  phân định về trách nhiệm của người phát ngôn tuy nhiên đó cũng là một phạm vi thiếu sót khiến cho quy chế phát ngôn vốn có mục đích tích cực trở thành chỗ trú cho một bộ phận cơ quan, cán bộ từ chối cung cấp thông tin cho báo chí.

user
Nguyễn Phúc Hân, Hà Nội
Nếu sau này có Luật về quyền tiếp cận thông tin, theo ông, làm thế nào để luật đi vào cuộc sống?
Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn
 Theo tôi, để quyền tiếp cận thông tin được nhận thức rộng rãi, không nên xem chỉ có báo chí mới có đặc quyền tiếp cận thông tin. 

Ý tôi muốn nói quyền tiếp cận thông tin không chỉ dành riêng cho báo chí mà phải là quyền của mọi người dân. Báo chí chỉ là nơi có nhu cầu cao và thường xuyên để thực thi quyền này, suy cho cùng cũng là nhu cầu của người dân chuyển đến để báo chí thực hiện. Chỉ có như thế các cơ quan nhà nước mới chịu áp lực lớn buộc phải công khai.

Tôi lấy ví dụ cụ thể: Việc tuyển dụng một khi người xin việc thực thi quyền tiếp cận thông tin tuyển dụng của cơ quan đó. Hay chuyện gọi thầu, đấu thầu, chỉ khi ý thức của cộng đồng doanh nghiệp được nâng cao để không đi cửa sau mà cùng nhau gây áp lực buộc các cơ quan nhà nước phải công khai nhu cầu mua sắm công hay tìm nhà thầu triển khai dự án đầu tư của nhà nước. Lúc đó báo chí chỉ là cầu nối.

user
Hoàng Tuyết, Nha Trang
Bà có thể chia sẻ một số kinh nghiệm nước ngoài trong bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của báo chí nói riêng, công dân nói chung?
Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

- Cho đến thời điểm này, đã có trên 100 quốc gia trên thế giới ban hành Luật tiếp cận thông tin đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân. Một số quốc gia được đánh giá là có một Luật tiếp cận thông tin tốt như Ấn Độ, Mexico, Slovenia. Luật của các quốc gia này dựa trên nguyên tắc chủ động cung cấp thông tin bằng việc vận hành chính phủ mở, công khai thông tin một cách tối đa, danh mục ngoại lệ hẹp và được giải thích rõ ràng, hay quy định rõ ràng về trình tự cung cấp cũng như yêu cầu thông tin, cũng như chi phí cung cấp thông tin rõ ràng, hợp lý. 

Ngoài ra việc có một cơ chế giám sát mạnh, thực thi chế tài xử phạt nghiêm khi quyền tiếp cận thông tin bị vi phạm cũng rất quan trọng. Nhà báo với tư cách là một công dân đặc biệt cung cấp thông tin cũng cần có một cơ chế bảo vệ đặc biệt như bảo vệ nguồn thông tin của các nhà báo.   

user
Lò Thị Mai
Các cơ quan theo ngành dọc khi từ chối cung cấp thông tin cho báo chí luôn yêu cầu có ý kiến cấp trên, hay có nơi lại yêu cầu cấp dưới đồng ý rồi sẽ chỉ đạo. Chuyện này có phù hợp không?
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Tôi nghĩ các quy định hiện nay đã quy định rõ trách nhiệm của mỗi cấp trong việc cung cấp thông tin. Trong thực tế cũng có một thói quen xấu trong hệ thống hành chính là dồn đẩy trách nhiệm lên cấp trên, né tránh trách nhiệm. Những hạn chế này sẽ dần được khắc phục trong quá trình cải cách nền hành chính nhà nước.

user
Nguyệt Quế, 58 tuổi, Q.Tân Bình, Nhà báo
Thưa nhà báo Nguyễn Vạn Phú và Đặng Tâm Chánh : Nhiều năm trở lại đây, nhiều nhà báo và nhiều cơ quan báo chí có dấu hiệu " chùn bước " tìm kiếm thông tin - cả thông tin về chủ trương, chính sách Nhà nước lẫn thông tin từ những bức xúc của người dân. Vậy đối tượng chủ yếu của nhóm nghiên cứu là ai ? Là cơ quan nhà nước ( có trách nhiệm phải thông tin ) hay nhà báo và cơ quan báo chí ( có trách nhiệm phải moi móc thông tin và chấp nhận trả giá cho những thông tin "nhạy cảm" của mình)?
Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Về đối tượng nghiên cứu thì nhà báo Tâm Chánh trả lời sẽ chính xác hơn. Tôi chỉ tham gia ở một phần của nghiên cứu có liên quan đến thông tin kinh tế. Riêng ở phần này thì theo tôi nên tiếp cận ở cả hai phía: Cơ quan nhà nước và cơ quan báo chí.

Nhận xét chủ quan của tôi là dường như các phóng viên còn chưa tiêu hóa hết các thông tin đã có sẵn, nhiều người chỉ biết chép lại thông tin từ các nguồn dễ kiếm như văn bản hay thông cáo báo chí. Ví dụ như cái tin nhà máy lọc dầu Dung Quất đứng trước nguy cơ đóng cửa, tin ban đầu của nhiều báo, đọc vô không hiểu được gì cả vì phóng viên chỉ biết chép từ văn bản.

Dĩ nhiên sau đó có những bản tin chính xác và đầy đủ hơn nhiều. Lúc đó chắc chắn các cơ quan nhà nước hữu quan phải cung cấp thông tin đầy đủ như chúng ta đã thấy.
Như vậy người viết báo phải nâng cao tay nghề, lúc đó họ mới có đủ sức để đòi cơ quan nhà nước cung cấp thông tin theo đúng quy định. Biết đặt câu hỏi tức là đã đi được nửa đường tiếp cận thông tin.
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Thực tế các nhà báo tham gia khảo sát đều lo ngại những thông tin chính đáng vì một lý do nào đó không được đăng tải hơn là những khó khăn trong tiếp nhận thông tin. Đây là một  vấn đề phức tạp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động báo chí. Tôi nghĩ rằng lý tưởng nhất là bổ sung vào Luật báo chí tinh thần, nội dung "nhà báo có quyền tiếp cận thông tin và chịu trách nhiệm trước pháp luật, mọi can thiệp đều trái pháp luật kể cả cơ quản lý chỉ đạo báo chí; và người nào cho rằng thông tin trên các phương tiện truyền thông sai lệch thì kiện ra tòa án và chí có tòa án mới có quyền phán xét". Cần làm rõ các quy phạm về thông tin nhạy cảm để tránh sự lợi dụng, tùy tiện cản trở hoạt động báo chí. 

user
Minh Phạm
Cho tôi hỏi chị Hương, vì sao ngân hàng thế giới lại đặt hàng cho nhóm nghiên cứu Sài Gòn hoàn thành đề tài “Báo chí với quyền tiếp cận thông tin”?
Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

- Mời bạn xem câu trả lời ở trên.

user
Huỳnh Đăng Hiếu, Trường ĐH Luật TP. HCM
Hiện nay, khái niệm về bí mật nhà nước được hiểu quá rộng, rộng hơn cả thuật ngữ  "nhà nước". Ví dụ, danh mục các bí mật của các tổ chức chính trị xã hội cũng được xem là bí mật nhà nước, mặc dù, nhà nước ở thời kì nào cũng không bao gồm các tổ chức đó. Điều này ngăn cản quyền tiếp cận thông tin của người dân, và biến các tổ chức đó như là một cơ quan nhà nước ngăn cản quyền tiếp cận thông tin của chính các thành viên của tổ chức cũng như công dân. Qúy vị khách mời có suy nghĩ gì về vấn đề này? Quan điểm của quý vị như thế nào? Điều này có ảnh hưởng đến việc đưa tin của báo chí?
Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

-  Quan điểm của tôi là để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin thì danh mục ngoại lệ hay danh mục các bí mật phải là một danh mục hạn hẹp và nếu là ngoại lệ thì phải  được giải thích một cách rõ ràng, cụ thể để tránh diễn giải sai dẫn đến việc lạm dụng danh mục ngoại lệ. Rõ ràng là danh mục ngoại lệ càng dài thì quyền tiếp cận thông tin của báo chí và cả của người dân càng bị hạn chế. 

user
Duy Hải , 65 - Hà Nội
Người dân thì cần tiếp cận thông tin,nhưng chính báo chí tiếp cận thông tin còn khó. Các cơ quan , DN mà báo chí tìm đến thì né,lẩn tránh với bận họp,đang ở nước ngoài, nghĩa là coi thường báo chí các vị cho hay Đảng, Chính Phủ, Nhà nước phải xem lại quy chế người phát ngôn thế nào khi cứ tránh ,né thế này cũng cần phải mở lối cho báo chí tác nghiệp sao cho thoáng hơn để thông tin không bị chậm,bị chặn,bị o bế? Xin gửi đến ông Đặng Tâm Chánh!
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Như một nội dung mà chúng tôi đã trình bày, một mặt phải chế tài thích đáng các vi phạm trong việc thực thi trách nhiệm công khai minh bạch và cung cấp thông tin cho người dân, cho báo chí, mặt khác phải xây dựng các nội dung thực hiện này thành đạo đức của viên chức, thành văn hóa của cơ quan nhà nước. Một điều quan trọng người dân phải đòi hỏi thực hiện quyền của mình một cách đúng pháp luật.

Giao lưu trực tuyến ‘Báo chí với quyền tiếp cận thông tin’ ảnh 26
 Nhà báo Đặng Tâm Chánh, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị đang trả lời câu hỏi của bạn đọc gửi về chương trình. Ảnh: Huyền Vi

user
Liên Hương Nguyễn
Ví dụ cụ thể như hiện nay BGD đang biên soạn chương trình SGK mới thì người dân và các cơ quan báo chí sẽ được phép tiếp cận nội dung chương trình này như thế nào?

Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

- Có một cơ sở pháp lý nữa là khoản 2, điều 23 của Luật phòng chống tham nhũng nêu rõ “cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục có sử dụng ngân sách, tài sản của nhà nước thì phải công khai việc quản lý sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước”.

user
Nguyên, 24 tuổi, Hà Nội, sinh viên
Xin chào các cô chú, cháu muốn xin 1 bản báo cáo này có được không ạ? XIn cảm ơn!
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Bạn có thể chờ thêm một ít lâu nữa để nhóm nghiên cứu hoàn thiện xong quy trình thực hiện báo cáo. Rất vui lòng được đáp ứng cho bạn.

user
Lê Hoàng Sa, nhà báo
Xin được hỏi nhà báo Đặng Tâm Chánh, sau khi nghiên cứu đề tài "báo chí và quyền tiếp cận thông tin" ông thấy nhà báo cần phải hoàn thiện kỹ năng gì để tiếp cận thông tin từ các cơ quan công quyền. Ông có thể đưa ra một số lời khuyên cho các nhà báo từng thất bại trong việc tiếp cận thông tin từ các cơ quan nhà nước?
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Đề tài cũng có hỏi một số đối tượng về những yêu cầu kỹ năng để nhà báo có thể tiếp cận thông tin. Qua đó cũng thấy rất nhiều bất cập từ báo chí... Thí dụ một trong những thiếu sót thường gặp nhất của nhà báo được hỏi là không tìm hiểu trước về nội dung mình yêu cầu thông tin, chiếm 22,22%. 17,95% là không tìm hiểu về người trả lời. 14,53% ngại hỏi, ngại trao đổi. Thậm chí có đến 12,82% quên ghi âm các cuộc trao đổi...Tôi nghĩ không có cách nào khác các nhà báo phải khắc phục các thiếu sót đó bằng một thái độ làm việc nghiêm túc, đúng mực. Kinh nghiệm thực tế của tôi anh chỉ xây dựng được lòng tin khi mình tạo được niềm tin với những nguồn tin của mình.

user
Một phóng viên ở TP.HCM
Qua quá trình tác nghiệp, tôi nhận thấy việc cung cấp thông tin cho báo chí hiện nay vẫn được quan niệm là quyền của các cơ quan nắm giữ thông tin chứ không phải nghĩa vụ. Ông có thể lý giải tại sao nhiều cán bộ vẫn còn có quan niệm như vậy?
Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Tôi còn nhớ thập niên 1990 có những cơ quan làm luôn dịch vụ cung cấp thông tin là văn bản pháp luật vừa ban hành cho doanh nghiệp. Báo chí đến xin thì không được nhưng doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ thì có văn bản nào đều nhận được ngay bằng fax.
Chỉ cần một động thái là Bộ Tư pháp chẳng hạn làm cơ sở dữ liệu văn bản luật pháp trên mạng và cập nhật thường xuyên thì dịch vụ này chấm dứt ngay. 
Chừng nào người ta còn có thể hưởng lợi từ thông tin thì họ sẽ duy trì cái quyền trên thông tin. 

Và chừng nào người ta thấy đưa thông tin đến người dân là một phần của chức trách thì họ sẽ thay đổi quan điểm.

 

user
Nguyễn Huyền Phương, 50 Thuốc Bắc
Nếu các nhà báo gặp phải cản trở không cung cấp thông tin thì có lẽ người dân còn gặp nhiều hơn. Tại sao các cơ quan công quyền lại ngại công khai như vậy? Nhà tôi có miếng đất chỉ nghe nói là trong quy hoạch mà cũng chưa bao giờ thấy cái quy hoạch ấy cả, nhưng mua bán không được, sửa chữa cũng không được.
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Thực tế các nhà báo cũng "đau khổ " lắm trong việc tiếp cận thông tin. Ngay cả với những thông tin mà quy phạm pháp luật phải công khai như quy hoạch đất đai, đô thị...Chính vì vậy những người ủng hộ xây dựng luật tiếp cận thông tin chờ đợi luật này sẽ là một cú hích căn bản để các quy định về minh bạch và công khai thông tin trở nên thực tế. Khi đó cả nhà báo lẫn độc giả Nguyễn Hoàng Phương chúng ta cùng "hưởng lợi".

user
Tuấn Khôi, Bình Thạnh, TP.HCM
Tại sao WB tài trợ cho dự án này? WB có khuyến nghị gì với chính phủ VN để hoàn thiện cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin?
Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Nếu xem hệ thống chính trị, kinh tế xã hội của một quốc gia là cơ thể con người, thì tiếp cận thông tin được coi như là hệ thần kinh. Các dây thần kinh thông tin giúp sẽ giúp đảm bảo việc sử dụng các nguồn lực được hiệu quả và các quyết định được đưa ra công bằng. Cải thiện minh bạch và tiếp cận thông tin là một trong những trọng tâm của Chương trình quản trị Nhà nước của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam. Trong những năm vừa qua, thông qua các quỹ tín thác của Vương quốc Anh cũng như của các nước Bắc Âu, NHTG đã thực hiện một loạt các nghiên cứu một cách hệ thống và hỗ trợ các tổ chức khác thực hiện các Nghiên cứu như nghiên cứu về Báo chí và tiếp cận thông tin này. Mục tiêu là đưa ra những bằng chứng và khuyến nghị nhằm cải thiện việc thực hiện các quy định, chính sách pháp luật của Việt Nam, cũng như phản hồi lại để xây dựng được những chính sách tốt hơn.

Như đã chia sẻ ở trên, có một rừng các quy định về quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam, rải rác ở rất nhiều Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản dưới luật khác. Tôi cũng không chắc là nhiều cán bộ công chức, người dân và doanh nghiệp biết về một Nghị định tương đối mới, rất hay, Nghị định 90/2013 về Trách nhiệm giải trình, mà thực chất là quy định rõ về trách nhiệm cung cấp thông tin về các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước liên quan đến người dân và doanh nghiệp, cũng như thủ tục yêu cầu thông tin. Một nghị định tôi cho là có nhiều tiến bộ về quyền tiếp cận thông tin, tuy nhiên cũng có nguy cơ không được thực hiện do cả CBCC và đặc biệt người dân, DN không biết về Nghị định này.

Việc Chính phủ đưa Luật tiếp cận thông tin vào chương trình xây dựng luật pháp trong 2015-2016 thể hiện một quyết tâm cải cách thể chế rất lớn của Chính phủ, một quyết tâm đi theo xu hướng chung của thế giới về các giá trị dân chủ, hiện đại để Việt Nam có thể tiến xa hơn nữa hướng tới một Việt Nam thịnh vượng và hiện đại. Một Luật tiếp cận thông tin, với nguyên tắc tất cả thông tin đều là công khai, trừ những danh mục cụ thể về ngoại lệ, sẽ giúp cả CBCC, doanh nghiệp và người dân không phải băn khoăn về một rừng quy định về quyền tiếp cận thông tin, và khi còn băn khoăn hay lăn tăn thì thôi không cung cấp thông tin cho nó lành.  

Giao lưu trực tuyến ‘Báo chí với quyền tiếp cận thông tin’ ảnh 39
 Bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đang trả lời câu hỏi của bạn đọc. Ảnh: Huyền Vi

user
Liên Hương Nguyễn
Ví dụ cụ thể như hiện nay BGD đang biên soạn chương trình SGK mới thì người dân và các cơ quan báo chí sẽ được phép tiếp cận nội dung chương trình này như thế nào?
Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Tôi nhớ đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa có ghi rõ: “Công khai các yêu cầu, tiêu chí đánh giá sách giáo khoa để làm căn cứ cho việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng sách giáo khoa”.
Đây là cơ sở để người dân và báo chí tiếp cận thông tin. 
Từ đó có thể thấy một giải pháp là Nhà nước có thể yêu cầu bất kỳ đề án nào có sử dụng ngân sách nhà nước đều phải có quy định công khai thông tin để người dân có điều kiện giám sát. 
user
Nguyen Thu Nguyet
Xin hỏi nhà báo Đặng Tâm Chánh, nghiên cứu của các ông chỉ ra rất nhiều rào cản báo chí tiếp cận thông tin. Vậy sao trong phần kiến nghị, các ông lại đề xuất: "Khi thiết kế luậtTCTT không nên trao những đặc quyền riêng cho nhà báo, việc tiếp cận thông tin phải bình đẳng như nhau giữa một người dân bình thường với một nhà báo có thẻ nhà báo"?.
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Phạm vi hành nghề của báo chí được bảo đảm chủ yếu bằng Luật  báo chí. Trong khi đó luật tiếp cận thông tin có phạm vi áp dụng rộng rãi hơn cho nhiều đối tượng. Nhóm nghiên cứu cho rằng nếu nhà báo là một chủ thể đặc biệt của luật tiếp cận thông tin có nhiều đặc quyền hơn những người dân bình thường khác sẽ làm phát sinh tiêu cực, làm méo mó quyền được tiếp cận thông tin như là một quyền con người, quyền công dân cơ bản. Xét trong lợi ích nghề nghiệp của báo chí khi người dân thực thi được quyền tiếp cận thông tin của mình thì người dân có điều kiện cung cấp thông tin tốt hơn, đáng tin cậy hơn để nhà báo làm nghề.

user
Hoang Tu Giang
Đề án quy hoạch báo chí của Đảng đang được báo chí và xã hội rất quan tâm, đồn đoán; nhưng đề án này chưa được công bố công khai. Thưa nhóm nghiên cứu, đề án này có phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước, của Chính phủ về việc công khai thông tin hay không?
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Cá nhân tôi cho rằng ý chí của Đảng và nhà nước phải được triển khai và thực thi trong khuân khổ pháp luật. Luật ban hành văn bản, quy phạm pháp luật quy định đối với những vấn đề có tác động rộng lớn như quy hoạch báo chí phải tham khảo ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Với quy hoạch báo chí tôi nghĩ rằng nhà báo, các cơ quan báo chí là một đối tượng bắt buộc phải đóng góp ý kiến vì nó liên quan đến sinh mệnh chính trị, tài sản, nghề nghiệp, sinh kế của họ.

Giao lưu trực tuyến ‘Báo chí với quyền tiếp cận thông tin’ ảnh 46
 Chương trình Giao lưu trực tuyến ‘Báo chí với quyền tiếp cận thông tin’ do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Ảnh: Huyền Vi.

user
Hồ Viết Thịnh
Nhóm có gặp phải cản trở nào khi tiếp cận thông tin từ cơ quan nhà nước không?
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Đối với đề tài này thì không.

user
Lương Bằng
Nên xử lý trách nhiệm của người cung cấp thông tin sai cho báo chí như thế nào?bời thực tế vụ Tiên Lãng hay nhiều vụ việc khác,để né tránh trách nhiệm họ đã cung cấp thiing tin sai cho báo chí?
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Thực ra thì việc xử lý trách nhiệm của người cung cấp thông tin sai là một vấn đề hầu như chưa được quan tâm giải quyết, kể cả về mặt pháp lý lẫn thực hiện. Trong thực tế đã có việc cung cấp thông tin sai ảnh hưởng nghiêm trọng đối  với hoạt động báo chí, thậm chí báo chí vì thế mà bị xử lý hình sự. Trách nhiệm cung cấp thông tin sai, nhất là khi người ta cố tình cung cấp thông tin sai lệch, là một nội dung mà đề tài thảo luận sôi nổi. Như trong vụ Tiên Lãng chẳng hạn khi phát sinh vụ việc chính quyền địa phương đã thông tin sai với báo chí. Báo chí theo đó cũng thông tin sai bản chất của vấn đề. Cho đến khi sự việc trở lên nghiêm trọng buộc phải có một nhìn nhận trung thực thì thông tin mới được cung cấp trở lại gần với những gì đã diễn ra. Chúng tôi cho rằng chế tài là một hình thức cần thết nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Trong khi đó làm cho người cung cấp thông tin nhận thức và xây dựng nhận thức ấy thành một nội dung đạo đức công vụ là một biện pháp căn bản hơn. Người ta phải biết rằng cung cấp thông tin trung thực là để xây dựng lòng tin đối với người dân chứ không phải cung cấp thông tin là để đối phó, quấy quá.

user
Kim Loan
Tôi muốn hỏi Bà Lan Hương, khi Ngân hàng thế giới tài trợ cho các nước để phát triển cơ sở hạ tầng, các vấn đề xã hội, kinh tế, phát triển dịch vụ công, WB có các quy định ràng buộc nước nhận tài trơj phải thúc đẩy sự minh bạch thông tin đến với người dân, các tổ chức xã hội...?
Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Ngân hàng thể giới vừa mới ban hành một chiến lược “Citizens Engagement Strategy” tạm thời dịch là Chiến lược thúc đẩy tương tác với người dân, trong đó yêu cầu tất cả các dự án của NHTG phải có các hoạt động cụ thể tương tác với người dân, bao gồm công khai thông tin của dự án đến người dân, tham vấn với người dân về các hoạt động của dự án, cũng như đánh giá mức độ hài lòng của người dân với dự án. Điều này không có nghĩa là từ trước đến giờ các dự án của NHTG không có các hoạt động tương tác với người dân. Các dự án của NHTG đã và đang có các hoạt động tham vấn, chia sẻ thông tin với người dân rồi. Chiến lược này giúp NHTG và các cơ quan đối tác thực hiện các hoạt động tương tác với người dân môt cách hệ thống hơn. 

Giao lưu trực tuyến ‘Báo chí với quyền tiếp cận thông tin’ ảnh 53
 Bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đang trả lời câu hỏi của bạn đọc. Ảnh: Huyền Vi

user
Phương, 28, Hà Nội, luật sư
Xin nhóm nghiên cứu cho biết có bao nhiêu chế tài cho việc cản trở cung cấp thông tin cho báo chí? Và các chế tài này đã đủ "mạnh" để giúp báo chí tác nghiệp. Nếu chưa đủ, cần sửa luật báo chí như thế nào?
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Đề tài chưa đi sâu vào các biện pháp chế tài đối với việc cản trở thông tin cho báo chí tuy nhiên có thể nhìn nhận một cách tổng quát là các biện pháp chế tài chưa điểm được trúng huyệt của các vi phạm. 

Giao lưu trực tuyến ‘Báo chí với quyền tiếp cận thông tin’ ảnh 56
 Nhà báo Đặng Tâm Chánh, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị đang trả lời câu hỏi của bạn đọc gửi về chương trình. Ảnh: Huyền Vi

user
Mỹ Dung, chuyên viên luật, Tp.HCM
Nhóm nghiên cứu có đề xuất cụ thể gì để cải thiện thực trạng tiếp cận thông tin ở nước ta?
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Một kết quả nghiên cứu được ghi nhận là quyền tiếp cận thông tin chưa trở thành một quyền thực tế. Nó có nguyên nhân từ quá trình xây dựng pháp luật lẫn trong thực tiễn vận hành các quy định. Đối với việc pháp lý hóa những vấn đề thuộc nội dung tiếp cận thông tin đề tài cho rằng cần sớm sửa luật báo chí để ý chí về báo chí làm diễn đàn của nhân dân trở lên thực tế nhất là trong bối cảnh quyền được biết trở lên có ý nghĩa khi người dân phải đuôc trao đổi để có thể làm, kiểm tra như chủ trương của Đảng. Cần phải thể chế hóa trách nhiệm phản biện xã hội của báo chí. Về mặt pháp lý đề tài cũng đề nghị xây dựng khuân khổ bảo đảm thực thi các quy phạm về quyền tiếp cận thông tin trong lĩnh vực báo chí sao cho cán bộ công chức nhà nước, các cơ quan nhà nước, các cơ quan tổ chức trong thể chế bắt buộc phải thi hành. Đặc biệt phải có những quy phạm pháp luật bảo đảm để nhà báo, cơ quan báo chí đòi hỏi thực thi các quy phạm pháp luật một các nghiêm túc.

Tuy nhiên nhóm nghiên cứu tỏ ra mặn mà hơn với các giải pháp chính trị để thúc đẩy trách nhiệm của viên chức, công chức, của người đứng đầu của các cơ quan, các cấp quản lý. Nhóm nghiên cứu cho rằng phải xây dựng được nền tảng văn hóa công vụ mà các viên chức có trách nhiệm phải coi việc cung cấp thông tin là một điều kiện thiết yếu để xây dựng niềm tin của người dân đối với cán bộ công chức và với thể chế. Nhóm nghiên cứu cũng mạnh dạn đề nghị xúc tiến một công cụ đo lường các chỉ số minh bạch thông tin của các địa phương, các cơ quan nhà nước , kiểu như đã. có bộ chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh các tỉnh rất có tác động thực tế.

 

 

 

user
Thu An, Quận 3 – TP. HCM
Trước mắt làm sao để người viết báo thay mặt độc giả yêu cầu được tiếp cận thông tin trong tình hình nhiều cơ quan nhà nước chưa tôn trọng quyền này?
Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Tôi thì đặt vấn đề theo hướng khác: người viết báo phải biết có tồn tại những thông tin gì rồi mới đòi tiếp cận được chứ. Năm ngoái lúc đưa tin về việc Quốc hội thảo luận Luật Bảo hiểm xã hội, dự thảo, tờ trình có đủ cả nhưng đâu có báo nào đặt vấn đề vì sao bỏ quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần là nguyên cớ của vụ công nhân đình công gần đây.

Hay hiện nay trang web của Bộ Tài chính đã công khai nhiều thông tin về ngân sách nhưng đâu đã có nhiều bài báo phân tích chi tiết, cặn kẽ những thông tin này.

Ở hướng ngược lại, tôi nghĩ đặc tính của thông tin là khi có một bên muốn ỉm đi thì tự nhiên sẽ có một bên khác muốn công khai nó ra. Nghệ thuật của người làm báo là làm sao để các cơ quan nhà nước xem việc công khai thông tin hay cung cấp thông tin cho báo chí không chỉ là nghĩa vụ của họ mà còn là quyền lợi cho họ nữa.

user
Trần Minh Khuê – Đà Nẵng
Theo ông Nguyễn Vạn Phú thì việc luật hóa quyền tiếp cận thông tin có giúp báo chí hoạt động tốt hơn không?
Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Câu trả lời của tôi là vừa có vừa không. Không là bởi bộ khung pháp lý hiện nay về công khai minh bạch thông tin đã có khá đầy đủ, ít ra là trong lãnh vực kinh tế. Vấn đề là báo chí có biết đòi quyền được nhận thông tin này hay chưa (dựa trên các quy định đã có chứ chưa cần đến luật) và nếu không được đáp ứng thì đi đâu, gặp ai để yêu cầu thực thi.

Lấy ví dụ, đã có nhiều quy định từ Chính phủ bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước phải công khai các thông tin cơ bản như “báo cáo tài chính 6 tháng và báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp” trên trang web của họ và trang web của Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Thế nhưng đố các bạn tìm cho ra các báo cáo tài chính cập nhật của các doanh nghiệp nhà nước để viết bài.

Nếu việc luật hóa quyền tiếp cận thông tin có kèm theo các chế tài cụ thể để buộc tuân thủ thì lúc đó báo chí mới có công cụ để đòi quyền của mình.

user
Hương Giang, sinh viên ngành báo chí, TP.HCM
Xin chào nhà báo Đặng Tâm Chánh. Xin chú chia sẻ những kinh nghiệm hay để một phóng viên có thể có được những thông tin cần thiết khi tác nghiệp trong bối cảnh thường xuyên bị từ chối như hiện nay? Cảm ơn chú.
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Thực ra phóng viên thường ít quan tâm đến những công cụ pháp luật bảo đảm cho quyền tác nghiệp của mình. Ngay cả trong nghiên cứu của đề tài thì phần lớn các ý kiến phóng viên khi được hỏi có áp dụng các biện pháp khiếu nại để đòi cơ quan nhà nước trả lời thì đều chọn cách cho qua, tìm nguồn tin mới hoặc tìm đối tượng trả lời mới. Kinh nghiệm làm phóng viên của tôi một mặt phải yêu cầu những người có trách nhiệm cung cấp thông tin hiểu rõ việc cung cấp thông tin là trách nhiệm của họ. Mặt khác thuyết phục họ lợi ích của việc cung cấp thông tin. Đồng thời cũng phải bảo đảm các cam, kết trong việc sử dụng thông tin. Tuy nhiên trong thực tế không phải kinh nghiệm đó lúc nào cũng có hiệu quả. Kinh nghiệm có vẻ đễ đồng tình nhất là phải đủ độ “lì” đeo bám, thuyết phục, đòi hỏi.

Giao lưu trực tuyến ‘Báo chí với quyền tiếp cận thông tin’ ảnh 65
 Khung cảnh buổi Giao lưu trực tuyến Báo chí với quyền tiếp cận thông tin’ do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức. Ảnh: Huyền Vi.

user
Nguyễn Phương Huyền, 36, Nhà báo
Tôi muốn hỏi nhà báo Nguyễn Vạn Phú là hiện nay nhà báo muốn có thông tin gì chủ yếu phải nhờ vào quan hệ cá nhân là chính. Nếu không có quan hệ cá nhân trước thì xin thông tin rất khó. Đồng thời việc cung cấp thông tin cũng thường chậm và mất đi tính thời sự của thông tin.
 Lý do nào dẫn đến việc này, có phải vì các cơ quan không muốn cung cấp thông tin, hay người có trách nhiệm cung cấp (như người phát ngôn) không biết cung cấp thông tin gì, như thế nào v..v. không? Hay là do họ không bắt buộc phải cung cấp nên chối được là chối?
Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Nhà báo NGUYỄN VẠN PHÚ, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Tôi thì cứ xem thông tin là dòng chảy liên tục chứ không giới hạn ở một cơ quan nhà nước nào cả. Nếu người viết báo biết thuyết phục cơ quan nhà nước rằng chủ động đưa thông tin ra công chúng có lợi hơn là im lặng thì sẽ có cách tiếp cận thông tin. Bởi thông tin thường đến từ nhiều hướng, nhiều góc cạnh và cơ quan nhà nước chỉ là một hướng hay một góc cạnh thôi. Họ sẽ phải tận dụng cơ hội cung cấp thông tin bằng không sẽ chịu bất lợi trước thông tin đến từ hướng khác hay góc cạnh khác.

Giao lưu trực tuyến ‘Báo chí với quyền tiếp cận thông tin’ ảnh 68
 Nhà báo Nguyễn Vạn Phú, TKTS Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Ảnh do tác giả cung cấp.

user
Anh Khoa, TP Vũng Tàu
Kết quả nghiên cứu của ông và nhóm cộng sự đánh giá rằng ở Việt Nam hiện thiếu cơ chế bảo đảm thực thi quyền tiếp cận thông tin nhưng tôi thấy nhà nước cũng đã ban hành khá nhiều văn bản đề cập đến vấn đề này đó chứ (Ví dụ trong hiến pháp quy định về quyền tự do ngôn luận, Luật Báo chí, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Quy chế phát ngôn...). Vậy ông có thể giải thích rõ hơn về tình trạng thiếu cơ chế thực thi quyền tiếp cận thông tin đó không?
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Tiếp cận nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam có khá đầy đủ các quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đáp ứng quyền tiếp cận thông tin của người dân. Với báo chí cũng vậy. Thậm chí báo chí còn được quy định như là một cơ quan có trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu này, báo chí tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Hơn thế báo chí còn được quy định bảo đảm quyền tự do ngôn luận của người dân. 

Tuy nhiên cũng giống như thực tế pháp luật Việt Nam, những ý muốn tiến bộ được thể hiện bằng luật lại đôi khi không thể đi  vào đời sống vì thiếu những cơ chế bảo đảm. Chẳng hạn như đối với báo chí nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí được luật khiếu nại, luật tố cáo, luật báo chí, luật phòng chóng tham nhũng ...quy định như là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước. Trong thực tế người ta không thực hiện thì cũng không có cơ chế để chế tài. Các nhà báo cũng không có cơ chế để đòi hỏi thực thi các quyền luật định. Thành ra để các quy định tương đối thóang về quyền tiếp cận thông tin hiện có một mặt phải làm cho các cơ quan nhà nước, viên chức nhà nước bị bắt buộc phải thực hiện. Đồng thời nhà báo, cơ quan báo chí là một đối tượng thụ hưởng có điều kiện và khả năng trong thực tế để đòi hỏi thực thi các quyền đó.

user
Hằng, Gia Lâm, Hà Nội
Tôi muốn hỏi bà Hương, bà có nhận xét gì về thực trạng thực thi quyền tiếp cận thông tin ở VN hiện nay?
Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Bà TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Trước hết cần phải hiểu thế nào quyền tiếp cận thông tin. Theo điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là một thành viên tham gia, thì quyền tiếp cận thông tin đồng nghĩa với tự do thông tin, đó là việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận, tiếp cận, trao đổi, chia sẻ và phổ biến thông tin. Tuy nhiên quyền tiếp cận thông tin đôi khi được hiểu theo nghĩa hẹp hơn là quyền được biết về tổ chức và hoạt động của một chủ thể nào đó, đặc biệt là cơ quan nhà nước.

- Ở VN, quyền tiếp cận thông tin được ghi nhận tại Điều 25 của Hiến pháp 2013. Ngân hàng thế giới trong Báo báo phát triển Việt Nam 2010 liệt kê sơ bộ được trên 30 văn bản quy định pháp (bao gồm Luật, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng) về nghĩa vụ cung cấp thông tin của nhà nước cho doanh nghiệp và người dân. Nghiên cứu Báo chí và Tiếp cận thông tin này đã rà soát rất công phu và liệt kê gần 50 Luật và Pháp lệnh quy định quyền tiếp cận thông tin. Đấy là chưa kể đến hàng chục, hàng trăm các văn bản dưới Luật các Luật này. Có nghĩa là có một rừng quy định về quyền tiếp cận thông tin. Tuy nhiên các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, bao gồm cả Nghiên cứu mới được công bố tháng 12/2014 vừa rồi về Công khai thông tin đất đai ở Việt Nam cho  thấy có một khoảng cách khá lớn giữa pháp luật và thực thi pháp luật về công khai thông tin. Có đến hơn 50 tỉnh thành trong cả nước có điểm số dưới trung bình về công bố thông tin đất đai, loại thông bắt buộc phải công bố theo quy định, trên cổng thông tin của tỉnh. Vẫn còn 1/3 số tỉnh thành có điểm số dưới trung bình về công bố thông tin đất đai bắt buộc tại trụ sở UBND hoặc tại Văn phòng một cửa. Các nghiên cứu của NHTG cũng cho thấy là việc thực thi tốt quyền tiếp cận thông tin phụ thuộc vào cả hai yếu tố – yếu tố cung và yếu tố cầu. Từ góc độ cung cấp thông tin, vai trò lãnh đạo là quan trọng, ngoài ra cũng cần phải nâng cao năng lực, cơ sở vật chất về cung cấp thông tin, và cán bộ công quyền phải hiểu và thực thi nghĩa vụ cung cấp thông tin của mình. Từ góc độ cầu – người dân và doanh nghiệp thì cần phải biết và hiểu được quyền tiếp cận thông tin của mình và sử dụng những quyền này. Khi thông tin công khai, nó sẽ được sử dụng cho mục đích tốt nhất phục vụ cho lợi ích công. 

Giao lưu trực tuyến ‘Báo chí với quyền tiếp cận thông tin’ ảnh 73
 Bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Ảnh: Huyền Vi

user
Thanh Tú, Bình Tân, TP.HCM
Vậy thưa ông, nghiên cứu này của ông và nhóm tác giả đã được thực hiện cụ thể ra sao?

Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp khảo sát tư liệu, nghiên cứu định tính và một phạm vi giới hạn hơn chúng tôi tìm kiếm câu trả lời từ các nhà báo cho những nội dung có tính định lượng hơn. Phạm  vi tư liệu được khảo sát rất phong phú bao gồm gần như toàn bộ các văn bản pháp luật liên quan đến các quy phạm đáp ứng quyền tiếp cận thông tin và đặc biệt là hệ thống tư liệu tác nghiệp của các nhà báo trong vòng  năm năm trở lại đây. Trên cơ sở đó xây dựng các tình huống nghiên cứu tiến hành các thảo luận nhóm, các tọa đàm để thảo luận sâu hơn về các tình huống. Đề tài được tiếp cận thực tiễn và từ những đặc điểm của báo chí Việt Nam.

Giao lưu trực tuyến ‘Báo chí với quyền tiếp cận thông tin’ ảnh 76
 Nhà báo Đặng Tâm Chánh, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị. Ảnh: Huyền Vi

user
Thanh Tú, Bình Tân, TP.HCM
Tôi muốn hỏi nhà báo Đặng Tâm Chánh, tại sao ông và nhóm cộng sự lại chọn nghiên cứu về một đề tài khá gai góc là việc tiếp cận thông tin ở nước ta?
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị
Nhà báo ĐẶNG TÂM CHÁNH, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị

Nhóm nghiên cứu là những nhà báo có nhiều trải nghiệm từ các vị trí phóng viên, tòa soạn và quản lý cùng các chuyên gia nghiên cứu luật, các luật sư cũng là những nhà báo tay trái có cùng mối quan tâm nên đã rất sẵn lòng hợp tác với ngân hàng thế giới thực hiện dự án nghiên cứu Luật tiếp cận thông tin dưới góc nhìn của người làm báo.

Thực ra dân biết dân bàn dân làm, dân kiểm tra là một phương châm chính trị của Đảng góp phần rất quan trọng làm nên sự nghiệp đổi mới. Đáp ứng quyền được biết để huy động sự tham gia của người dân ngày càng nhiều hơn vào đời sống chính trị của đất nước, bắt đầu từ việc giải quyết những vấn đề bức xúc trong đời sống cho đến việc tham gia hình thành chính sách được chính những nhà lãnh đạo cao nhất sớm huy động báo chí như là một công cụ tích cực thậm chí người đứng đầu Đảng như Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trực tiếp tham gia viết báo để đáp ứng yêu cầu đó. Thành ra từ quyền được biết đến quyền tiếp cận thông tin báo chí được sử dụng như một công cụ trực tiếp của thể chế. Luật báo chí cũng là một luật được ra đời sớm trong quá trình đổi mới phản ánh đặc điểm đó, nói cách khác báo chí trong điều kiện hiện nay là một phương tiện thiết yếu cung cấp thông tin cho người dân và làm diễn đàn để nhân dân thảo luận, trao đổi những vấn đề liên quan. Báo chí quan tâm đến Luật tiếp cận thông tin như là một điều kiện để hành nghề đồng thời là một nhiệm vụ phải đáp ứng cho người dân.

Trong điều kiện Việt Nam để đáp ứng tốt nhiệm vụ của mình nhà báo thường xuyên tiếp cận và xử lý về quyền tiếp cận thông tin nên đó là một vấn đề rất thiết thân mà cả những điều kiện thuận lợi hay trở ngại đều tác động sâu sắc đến nghề nghiệp.

 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

(PLO)- Chủ nuôi chó, mèo phải đáp ứng điều kiện nuôi để chính quyền dễ quản lý, giảm tình trạng một nhà nuôi số lượng lớn làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.