Tên gọi cây vàng tâm trồng ở Hà Nội đã bị 'đánh tráo' như thế nào?

Thế Vàng tâm Manglietia dandyi hay Mỡ vàng tâm Manglietia fordiana (hai cây này đều thuộc họ Ngọc lan Magnoliaceae) là loại cây gì mà khiến cho các nhà quy hoạch cây xanh ở Hà Nội lại nhất quyết phải trồng cây ấy?

Hầu hết các loài thực vật thuộc họ Ngọc lan Magnoliaceae là những loài cây thường xanh và phân bố chủ yếu ở châu Á. Thế giới thì hơn 200 loài Việt Nam có khoảng 70 loài gồm 11 chi (genus) trong đó chi Manglietia "Tạm gọi là Vàng tâm" có khoảng 14 loài và số còn lại thuộc về Magnolia, Alcimandra, Kmeria, Liriodendron, Magnolia, Manglietia, Michelia, Pachylamax, Paramichelia, TaIauma, Tsoongiodendron… 

Hiện nay ở Hà Nội, một loài trong họ Ngọc lan Magnoliaceae được trồng khá phổ biến và rất nhiều người biết đến có mùi hương của hoa rất thơm, quyến rũ và nồng nàn là cây Ngọc lan trắng Michelia alba. Ngọc lan trắng Michelia albakhá giống các loài đang trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh đã được các nhà phân loại xác định là là cây MỡManglietia phuthoensis. Đây là loài cây Lâm nghiệp tức là trước đây loài cây này chỉ dùng để trồng rừng làm nguyên liệu giấy, lấy gỗ xây dựng … chứ không phải cây gỗ quí hiếm sách đỏ Việt Nam như các vị lãnh đạo đã công bố trên báo chí thời gian vừa qua.

 Mỡ phú thọ - Manglietia phuthoensis. Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Trong “Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015” gồm 23 trang. Ngoài việc các mục đích, ý nghĩa và chi phí cho dự án, tôi hoàn toàn không thấy nói đến việc “trồng cây gì" thay thế cho cây đã bị chặt bỏ. Có nghĩa là dự án hoàn toàn không được hội thảo, lấy ý kiến từ các nhà nghiên cứu chuyên môn mà chỉ cần “cứ chặt cứ trồng” theo chỉ đạo của lãnh đạo mà không cần quan tâm đến việc cây trồng có phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, môi trường sống của Hà Nội hay không! Và đến khi bị chất vấn các vị ấy mới cho biết là trồng cây Vàng Tâm (không thấy nói rõ loài này có tên Latin là gì, chỉ thấy nói nằm trong sách đỏ Việt Nam). 

 Hàng cây mới trồng trên đường phố Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội.

Theo các báo cáo và các nghiên cứu về Thực vật chí Việt Nam, các loài này thuộc chi Manglietia hay cứ tạm gọi là “Vàng tâm”. Chi này hiện nay ở Việt Nam có khoảng 14 loài. Trong số 14 loài trên thì có 2 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam đó là Vàng tâm - Manglietia fordiana và Vàng tâm dandy - Manglietia dandyi. (để có tính chính xác cao các loài phải được gọi bằng tên Latin chứ tiếng Việt không đại diện chắc chắn cho danh pháp 2 phân mà Carl Linnaeus - ông tổ ngành khoa học phân loại đưa ra phương pháp đặt tên loài theo tiếng Latin được quốc tế công nhận.) 

Vàng tâm - Manglietia fordiana. Ảnh: Phùng Mỹ Trung 

Việc trồng cây "đánh lận con đen" giữa Mỡ - Manglietia phuthoensis và Vàng tâm - Manglietia fordiana hay Vàng tâm dandy - Manglietia dandyi đã sai lầm, thì việc xác định chọn giữa 2 loài sách đỏ Vàng tâm - Manglietia fordiana và Vàng tâm dandy - Manglietia dandyi càng trở nên thực sự đau đầu ngay cả với các nhà chuyên môn sâu. Trong đó loài Vàng tâm dandy - Manglietia dandyi là loài có gỗ tốt, quí nhất, hiếm nhất, có mùi thơm, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, làm đồ mỹ nghệ, khắc, tiện, tạc tượng và cũng là loài hiếm nhất trong các loài được đánh lận là Vàng tâm. 

 Vàng tâm - Manglietia dandyi . Ảnh: Trịnh Ngọc Bon 

Cây vàng tâm Manglietia fordiana hay Vàng tâm dandy - Manglietia dandyi  đều là loài khá hiếm, loài này thường mọc ở độ cao trung bình từ 700m trở lên và ưa khí hậu lạnh, tầng đất khá tốt, ít chịu nước, ngậm úng, phèn … chính vì quí hiếm nên chúng được săn lùng chặt phá lấy gỗ nhiều nên hiện đã và đang được đưa vào Sách Đỏ. Vì hiếm gặp nên việc thu hạt giống để gieo ươm hàng loạt cây trồng ở Hà Nội hiện nay đòi hỏi phải rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc … để có cây to hoành tráng mà trồng chứ không phải chuyện đùa ngày một ngày hai. 

Vì hiếm, vì khó kiếm hạt giống nên có thể dễ hiểu khi người ta đã cố tình thay Vàng tâm Manglietia fordiana hay Vàng tâm dandy - Manglietia dandyi bằng loài gần giống nhưng rất phổ biến và không tốt bằng đó là Mỡ Manglietia phuthoensis! 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm