Đào tạo nghề: Con đường nhỏ không mấy ai đi

Đào tạo nghề là con đường nhỏ không mấy ai đi, chỉ có sa cơ lỡ vận mới chọn học”. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu như trên tại hội thảo Phân luồng học sinh sau THCS và THPT ngày 20-12.

Nhiều ý kiến cho rằng trở ngại lớn nhất là yếu kém của công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Vì vậy giáo dục hướng nghiệp cần được triển khai từ đầu THCS thay vì như lớp 9 hiện nay. Công tác giáo dục hướng nghiệp phải được coi như một môn học chứ không phải tích hợp trong các môn học khác hoặc đánh đồng với giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Ngoài ra, hướng nghiệp được tiến hành qua bốn giai đoạn - giáo dục nghề, tư vấn nghề, tuyển chọn nghề và thích ứng nghề - nên phải có một đội ngũ phụ trách tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

GS-TSKH Nguyễn Minh Đường cho rằng phải thực hiện nhất quán phân luồng và liên thông trong giáo dục. “Một bộ phận không nhỏ học sinh ở trình độ trung cấp hoặc CĐ sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm lại tìm đường học vòng để liên thông lên ĐH thì sẽ phá vỡ kế hoạch phát triển nhân lực quốc gia, làm đội ngũ nhân lực mất cân đối” - ông Đường nói.

HUY HÀ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm