Cuộc sống nơi công sở: khác gì giữa Đông và tây?

Chủ động tìm hiểu giá trị của bạn trong công sở
Có khi nào bạn tự hỏi mình có giá trị và quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của công ty? Giá trị bản thân không chỉ là đòn bẩy giúp bạn “nâng lương” cho mình mà còn giúp bạn nhận biết được vị trí của mình trong công ty.
Nếu bạn không hiểu hết giá trị những việc mình làm hoặc không biết rõ vai trò của mình trong các hoạt động của công ty, điều đó đồng nghĩa bạn đã tự hạ thấp “giá trị” của bản thân. Một người quản lý tốt luôn giải thích vai trò của mỗi nhân viên trong sự thành công chung của cả bộ máy; nhưng nếu các sếp không quan tâm đến vấn đề này, bạn nên khéo léo hỏi sếp để hiểu rõ hơn giá trị của mình.

Thay đổi giám đốc điều hành (CEO), chuyên viên cao cấp nên đi hay ở?
Những vị lãnh đạo mới thường thành lập một đội ngũ nhân viên hoàn toàn mới cho bộ máy làm việc của họ. Một nghiên cứu trên tờ Harvard Business Review cho thấy rằng: sẽ luôn có sự thay đổi về cách quản lý nhân viên cấp cao sau khi có sự thay đổi CEO.
Lời khuyên cho bạn trong tình huống tương tự:
Hãy quyết định đi hay ở ngay trong 30 ngày đầu tiên. Bạn sẽ chẳng làm được gì cho bản thân mình và cả vị CEO mới nếu bạn cứ dùng dằng không biết nên đi hay ở lại.
Tin vui cho các ông bố
Một số nhân viên cấp cao tiết lộ rằng, họ có thể hoàn thành xuất sắc công việc trong khi vẫn dành nhiều thời gian để vui đùa và chăm sóc cho con cái. Cuộc khảo sát đã chứng minh điều đó khi có đến 79% công nhận rằng việc làm bố sẽ giúp họ ngày càng “chuyên nghiệp” hơn trong công việc. 31% cho biết họ sẵn sàng dẫn con theo trong các chuyến nghỉ mát của công ty và hơn thế nữa, các nhân viên này thừa nhận là khi đi làm, họ luôn giữ liên lạc với con cái: 75% sử dụng điện thoại di động và 56% viết email.
Thậm chí họ còn tìm mọi cách để “gần gũi” với gia đình ngay khi ở công sở bằng cách đem cả ảnh vợ - con đặt trên bàn làm việc (chiếm 75%) và cài hình ảnh của họ làm hình nền hay màn hình chờ trên máy vi tính (chiếm 40%).
Tình yêu trong công sở
Tình yêu vĩnh cửu là điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời này. Thế nhưng, đó là chuyện của những thế kỷ trước, của cái thời “Romeo và Juliet”. Ngày nay người ta dần chấp nhận thực tế là tình yêu đã mỏng manh, dễ vỡ và vội vàng hơn. Thậm chí có người còn kết luận: “Khi tôi không thể gần người tôi yêu, tôi sẽ yêu người ở gần tôi.”
Ái chà! Thế thì ai là người ở gần nhất trong điều kiện làm việc ít nhất là 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần đây? Mọi rắc rối đều phát sinh từ cái môi trường “lửa gần rơm…” đấy.
68% nói rằng đôi khi họ có nhìn đắm đuối đồng nghiệp khác phái của mình và 42% thừa nhận đã từng “dan díu” tình cảm trong công sở. Trong số đó, 17% đổ thừa hoàn cảnh khi cho rằng sự gần gũi đã làm lay động họ. Sự nguy hiểm phải chăng là ở chỗ đấy ?

Theo TheLadders.com/Vietnamworks

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm