Chưa có giấy đỏ, không được bán nhà

Nay giấy tờ gốc của căn nhà đã mất, chỉ còn hợp đồng mua bán. Vậy tôi có thể làm thủ tục bán nhà hay không?

Le Thi Nga (giotledaitrang_17@yahoo.com)

Ông HOÀNG MẠNH THẮNG, Phó phòng Công chứng số 7, TP.HCM trả lời:

Theo Điều 91 Luật Nhà ở, trong các giao dịch về mua bán nhà ở thì nhà ở phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở kèm theo một số điều kiện khác (như không có tranh chấp, không bị kê biên…). Liên quan đến trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở, khoản 5 Điều 93 luật trên có quy định: “Bên mua, nhận, tặng cho… nhà ở có trách nhiệm nộp hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở”.

Như vậy, nếu chỉ có hợp đồng mua bán nhà mà chưa có giấy chủ quyền nhà, chị không thể làm thủ tục bán nhà.

2. Tranh chấp đất chờ thu hồi

Năm 1993, tôi được bà ngoại làm giấy ủy quyền cho 1.000 m2 đất ruộng để sau này lo việc hương khói cho ông bà. Tôi đã cất nhà ở và liên tục canh tác. Nay khi nhà nước chuẩn bị nâng cấp đường, một số cá nhân đã thưa kiện đòi lấy số đất trên của tôi và cản trở không cho tôi nhận tiền bồi thường. Tôi phải làm sao?

Nguyễn Khắc Tâm (Xã Quy Đức, huyện Bình Chánh, TP.HCM).

Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO trả lời:

Theo Điều 51 Quyết định 17 ngày 14-3-2008 của UBND TP.HCM, đối với những trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, chính quyền chỉ bồi thường, hỗ trợ sau khi tranh chấp đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật.

Trong khi chờ giải quyết tranh chấp và khiếu nại thì người bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành di chuyển, giải phóng mặt bằng và giao đất đúng kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Số tiền bồi thường, hỗ trợ đã được xác định, giao ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận, huyện liên hệ với ngân hàng thương mại để mở sổ tiền gửi tiết kiệm theo hình thức lãi suất bậc thang cho từng người bị thu hồi đất; các sổ tiền gửi tiết kiệm này do ban bồi thường giải phóng mặt bằng quản lý.

Nếu việc sử dụng đất của ông thuộc trường hợp nêu trên thì ông phải cố gắng chờ đến khi tranh chấp được giải quyết xong. Sau đó, căn cứ vào kết quả giải quyết của cơ quan thẩm quyền, ban bồi thường sẽ lập thủ tục chi trả số tiền bồi thường, hỗ trợ cộng với lãi suất phát sinh theo quy định.

3. Nhận thù lao giữ đất

Năm 1995, chúng tôi có nhận giữ đất cho một công ty tư nhân. Sau nhiều lần tranh chấp, đo đạc, xác định ranh giới với các hộ xung quanh thì số đất của công ty có dôi ra hơn 140 m2. Năm 2009, công ty đòi lấy lại đất và đồng ý hỗ trợ cho chúng tôi một số tiền. Hỏi: Chúng tôi có thể xin số đất dư nói trên hay không? Tiền thù lao giữ đất nên là bao nhiêu mới hợp lý?

Thái Ngọc Thám (Phường Tân Hưng Thuận, quận 12)

Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HÙNG trả lời:

Nếu vì trước đây đo đạc không chính xác dẫn đến việc dôi ra một số đất và đất đó vẫn được xác định thuộc quyền sử dụng của công ty thì nay khi muốn sử dụng đất ông cần liên hệ trực tiếp với công ty để được xem xét thêm.

Về thù lao giữ đất, khoản 1, 2 Điều 566 Bộ luật Dân sự có quy định về việc trả tiền công đối với hợp đồng gửi giữ tài sản như sau: “Bên gửi phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản gửi giữ, nếu không có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công”.

TP ghi

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm