Rao bán trinh tiết: một trào lưu đáng sợ

Rao bán trinh tiết: một trào lưu đáng sợ ảnh 1
Chủ động rao bán trinh tiết của mình, các cô gái trẻ đang trở thành con mồi của những nhóm môi giới bẩn thỉu (ảnh chỉ có tính chất minh hoạ)

Thông tin mà tờ báo Anh có được là từ một hãng tư vấn luật mang tên Brothel Busters. Brothel Busters cho hay nhóm môi giới này muốn được trả trước 2.000 đôla Úc tiền đặt cọc và số còn lại được trả khi “giao hàng”. Trên trang web của MyOutCall, thông tin về nữ sinh viên được cung cấp chi tiết với kích cỡ cơ thể, chiều cao, nghề nghiệp và giá bán. MyOutCall còn thông báo rằng thiếu nữ trên phải được bán trước ngày 12.12 tới. Thậm chí, bài phóng sự của tờ Daily Telegraph còn có được những bằng chứng về sự tồn tại của MyOutCall với một người quản lý tự giới thiệu là Duncan. Đoạn ghi âm được đưa lên phiên bản trực tuyến của tờ báo làm nhiều người phẫn nộ khi Duncan khẳng định nhóm của mình là “nhà cung cấp chính hãng”. Với cái giá 15.000 đôla Úc, các khách hàng sẽ được nữ sinh trên “phục vụ” trong bốn ngày.Từ sự việc của cô nữ sinh người Trung Quốc, Brothel Busters cho biết tình trạng nợ nần khi sang học tập hoặc làm việc tại Úc đã khiến nhiều cô gái châu Á phải lựa chọn cách cuối cùng là sử dụng tới “vốn tự có”. “Chúng tôi đã thực hiện cuộc điều tra trong gần một năm và có thông tin về không dưới cả trăm nhóm như MyOutCall đang tồn tại tại Úc. Những cô gái đã và đang rao bán trinh tiết có quốc tịch chủ yếu từ các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… nhưng cũng có cả những cô gái đến từ các nước Đông Âu hay một số quốc tịch như Pháp, Mỹ, Hà Lan…”, ông Chris Seage, giám đốc công ty tư vấn luật này cho hay.Sự kiện MyOutCall khiến người ta nhớ lại không dưới mười vụ rao bán trinh tiết ầm ĩ trong vài năm qua. Thậm chí người ta đã phải gọi đây là một cái mốt hay một dạng phong trào của các cô gái trẻ trên thế giới.Có lẽ trường hợp đầu tiên cũng là chấn động nhất là năm 2008, cô Natalie Dylan 22 tuổi sống tại California (Mỹ) đã rao bán trinh tiết của mình với mức giá khởi điểm là 200.000 đôla Mỹ và đỉnh điểm của cuộc đấu giá là một người giấu tên trả 3,7 triệu đôla cho Natalie. Cô này cho biết cần tiền để tiếp tục theo học ngành y với chuyên môn về y tế cộng đồng. Hành động của Natalie chưa kịp hết tranh luận, người ta đã tiếp tục nói đến những cái tên khác, và đó đều là những cô gái tuổi chưa tới 20 như Alina Percea (18 tuổi) ở Rumani, Raffella Fico (19 tuổi) ở Ý, hay Lera (18 tuổi) ở Nga. Thậm chí cô gái Lera còn rao bán trinh tiết của mình với giá chỉ 5.000 đôla Mỹ! “Đó chỉ là bề nổi của một tảng băng trôi khổng lồ. Một hiện tượng mà bất cứ bạn là công dân quốc gia nào, nó cũng đáng bị lên án!”, ông Chris Seage phát biểu. Sự cởi mở thậm chí đi tới quá thoải mái về giới tính đã tồn tại trong những xã hội phương Tây hiện đại từ lâu nay và trong vài thập niên qua, những xã hội châu Á vốn được cho là bảo thủ về vấn đề này cũng đã “mở tung” cửa cho những thế hệ mới không đỏ mặt về chuyện nhạy cảm. “Vâng, cách mạng tình dục có phần đóng góp cho bình đẳng giới. Nhưng khi sự tự do về giá trị giới tính “bắt tay” với sự thực dụng thì đạo đức sẽ bị chà đạp. Buôn bán trinh tiết hay mại dâm vẫn tồn tại trong xã hội nhưng chưa bao giờ nó lại trắng trợn đến như vậy. Nếu bạn có thể thoải mái rao bán trinh tiết của mình liệu bạn có giữ được nhân cách của mình?”, bà Martha Kempner, phó chủ tịch của tổ chức xã hội hội đồng Giáo dục và thông tin giới tính Mỹ phát biểu.Đa số các cô gái trẻ chủ động rao bán trinh tiết của mình. Có thể biết và có thể không nhưng họ đang bị lợi dụng bởi những kẻ trục lợi bẩn thỉu như nhóm MyOutCall tại Úc. “Cảnh sát Anh trong mấy năm qua đã phá một số vụ án liên quan tới vấn đề này. Khi mà các cô gái tưởng rằng việc buôn bán trinh tiết là đơn giản. Nhưng cuối cùng họ đã bị đẩy thành nô lệ tình dục, thậm chí bị thủ tiêu nếu như bọn xấu cảm thấy việc đó là cần thiết”, một quan chức cảnh sát London giấu tên nói trên tờ Huffington Post.Trường hợp của Natalie Dylan là một ví dụ điển hình. Vì bị eBay từ chối cho cô bán trinh tiết của mình trên trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới, cô đã qua kênh truyền thông của “ông hoàng truyền thông nước Mỹ” Howard Stern. Howard đã lăngxê cho cuộc mua bán của Natalie, và người ta tính ra rằng dù Natalie có nhận được số tiền cô muốn hay không thì cô cũng đã “cúng” cho “cáo già” Howard những khoản lợi nhuận khổng lồ từ cuộc đấu giá của mình. Thật may mắn khi số đông dư luận trên thế giới tỏ ra phẫn nộ với trào lưu tiêu cực này. Nhưng điều đáng sợ là hệ thống luật pháp đa số các quốc gia chưa hề có chế tài để hạn chế được vấn đề này. “Đây đều là những hành vi tự nguyện, các trung tâm môi giới cũng đủ khôn khéo để làm kín kẽ những ràng buộc giữa họ và những người bán trinh tiết. Vì thế họ cứ thoải mái nhận những khoản tiền bẩn thỉu còn luật pháp thì chịu bó tay”, chủ tịch của liên hiệp Gia đình Úc, Tim Cannon phát biểu. Trong những nỗ lực đầu tiên khi mà tình trạng trên đang phát triển theo chiều hướng không thể kiểm soát và gây tổn hại tới đạo đức xã hội, Úc và một số quốc gia như Mỹ, Anh và Pháp đã bắt tay vào việc xây dựng khẩn trương một hệ thống pháp luật đủ mạnh để kìm hãm tình trạng trên. Trong cuộc phỏng vấn với hãng CNN, bà Martha Kempner kết luận: “Chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh xa hơn. Đó là sau khi mất đi trinh tiết bằng cách rao bán, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người của cô gái về lâu dài, những tác động về cuộc sống hôn nhân, đời sống vợ chồng, cho dù chúng ta đang sống trong một xã hội có tư tưởng thoáng về quan hệ giới tính”. Theo Thanh Minh (SGTT)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm