Khi con hiếu thắng

Khi con hiếu thắng ảnh 1

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, trẻ có tinh thần thi đua quyết liệt là bình thường và việc cố gắng hết sức để hơn người khác chẳng có gì sai. Những đứa trẻ hiếu thắng trong thực tế thường có biểu hiện vượt trội, tạo được những thành tích và thành đạt trong cuộc sống. Quan trọng là cha mẹ phải giúp trẻ thấy được đâu là điều có ý nghĩa đích thực trong cuộc sống, khéo léo truyền đạt cho con trẻ nhận thấy cha mẹ thương yêu con không chỉ vì những gì con làm được.

Áp lực thành tích

Thông điệp con bạn nên được nghe thấy là: “Dù thắng hay thua, cha mẹ vẫn luôn thương yêu con” hay “Chỉ cần con cố gắng hết mình, cha mẹ chỉ mong ở con có thế”...



Cha mẹ quá chuộng thành tích khiến trẻ hiếu thắng. Trong cách giáo dục của cha mẹ nhiều khi chỉ đề cao việc khen thưởng khi con thắng và phạt khi thua. Nếu phụ huynh tỏ ra kỳ vọng vào con, đặt trẻ vào trong những tình huống phải giỏi hơn người khác sẽ khiến trẻ chỉ biết nghĩ đến thắng lợi, không dám đối mặt với khó khăn, thất bại.

Có bậc cha mẹ lấy con bù đắp hi vọng và ước mơ không thành trước đây của mình, khiến trẻ hình thành thói quen chỉ biết thắng để không phụ lòng cha mẹ. Một trường hợp khác là trẻ đang ghen tị với anh chị em trong gia đình. Do đó trẻ muốn thật sự nổi bật để giành được tình cảm và sự tôn trọng của mọi người. Lối suy nghĩ đó kéo dài sẽ biến trẻ thành người luôn coi trọng thân thế và quá tham vọng.

Cùng con chế ngự tính hiếu thắng

Không nên tán dương tâm lý “thắng là nhất”: tránh nói “nếu hôm nay con đạt điểm cao nhất thì cả nhà sẽ đi du lịch” hay “ngày xưa mẹ thường thắng mọi thứ khi mẹ ở tuổi con”...

Cho con thấy tác hại của tính ganh đua: do còn hạn chế về kinh nghiệm sống, con bạn có thể không hiểu tại sao sự nỗ lực ganh đua của trẻ có thể khiến người khác tẩy chay, cho nên cha mẹ hãy đưa ra những dẫn chứng cụ thể như: “Các bạn sẽ xa lánh, bo xì con vì thái độ huênh hoang cứ cho mình là thiên tài của con”. Giúp trẻ thấy được nếu quá hiếu thắng sẽ đẩy tình trạng đua tranh đi quá xa và không có điểm dừng. Mọi thứ đều trở thành cuộc tranh đua và mục tiêu duy nhất là thắng, thắng và thắng. Điều này khiến trẻ căng thẳng, gây tổn thương nghiêm trọng đến tình bạn, hủy hoại các mối quan hệ mà trẻ đang có và người đau khổ nhất cũng chính là trẻ.

Khen ngợi khi trẻ quan tâm, chia sẻ với người khác: cha mẹ có thể chúc mừng con vì đã thắng và hoàn thành tốt, nhưng song song đó cần khen ngợi các hành động biểu lộ sự cảm thông. Ngoài ra, cha mẹ nên động viên con rằng: cha mẹ vẫn yêu con dù con có thua cuộc, con có những đồng đội thật tuyệt vời phải không? Giúp con biết chấp nhận thất bại để không tự làm đau mình và cố gắng vươn lên để hoàn thiện hơn.

Hướng vào khả năng tự nhiên: giúp trẻ thấy thiên hướng của bản thân và cố gắng phát huy nó, đó chính là những điểm khác biệt làm nên bản sắc trẻ, khiến trẻ cảm thấy mình được thừa nhận trong cuộc sống. Ví dụ trẻ có thể vẽ tranh, chơi cờ vua... Trẻ sẽ tự tin hơn với những sở trường của mình.

Theo LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN (TTO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm