8 điều không nên làm mỗi ngày

Mỗi ngày, hãy cam kết không:

1. Kiểm tra điện thoại khi đang nói chuyện với ai đó

Làm như chỉ vô tình cúi xuống hay để mắt đến điện thoại, rồi ngừng cuộc trò chuyện hay dừng sự chú ý đến nội dung đang trao đổi để gọi điện hoặc nhắn tin. Nếu bạn nghĩ rằng làm như vậy sẽ khiến người đối diện thấy mình là nhân vật quan trọng thì thật sai lầm! Họ sẽ bận lòng về điều này, với cảm giác bị xem thường.

2. Làm nhiều việc khác nhau trong cuộc họp

Cách dễ dàng hơn cả để là người thông minh nhất trong phòng họp là trở thành người tập trung vào nội dung họp nhất ở đó.

Bạn sẽ ngạc nhiên vì những điều có thể học hỏi, cả về nội dung chủ đề cuộc họp lẫn về những người tham gia nếu bạn ngừng việc làm nhiều thứ khác nhau và tập trung chú ý.

Bạn sẽ hiểu ra những chương trình bị khuất lấp, phát hiện các cơ hội để gây dựng kết nối, bạn cũng sẽ tìm ra những cách khiến mình trở nên thiết yếu với những người quan trọng.

8 điều không nên làm mỗi ngày ảnh 1

Cách dễ dàng hơn cả để là người thông minh nhất trong phòng họp là trở thành người tập trung vào nội dung họp nhất ở đó

3. Nghĩ về những người không tạo nên khác biệt gì trong cuộc đời bạn

Bạn hãy tin rằng, những cư dân của hành tinh xa xôi nào đó sẽ rất ổn nếu không có bạn.

Nhưng gia đình, bạn bè, nhân viên của bạn - tất cả những người thực sự quan trọng với bạn - lại không như thế. Hãy dành cho họ thời gian và sự quan tâm. Họ là những người xứng đáng được như vậy.

4. Sử dụng các công cụ thông báo

Bạn không cần thiết phải biết ngay lập tức khi có email, tin nhắn mới hay bất cứ thông báo nào “nhảy ra” trên điện thoại hay máy tính của bạn.

Hãy hoàn toàn để tâm vào việc bạn đang làm. Tuân thủ kế hoạch công việc tự đặt ra thay vì để những người khác đặt ra cho mình.

Tập trung vào việc bạn đang làm quan trọng hơn nhiều so với tập trung vào những việc người khác có thể đang làm. Họ có thể chờ. Nhưng bạn và những gì thực sự quan trọng với bạn thì không thể.

5. Để quá khứ sai khiến tương lai

Các sai lầm có giá trị của chúng. Hãy học hỏi từ đó. Và rồi quên chúng đi.

Làm có dễ như nói? Tất cả phụ thuộc vào quan niệm của bạn. Khi có một sai sót, hãy biến nó thành cơ hội để học hỏi về điều bạn không biết, nhất là về bản thân mình.

Khi một sai lầm xảy ra với người khác, hãy biến nó thành cơ hội để lịch thiệp, tha thứ và hiểu biết.

Quá khứ chỉ giúp đào luyện con người. Quá khứ chỉ nên cung cấp thêm thông tin chứ không thể định nghĩa con người bạn, trừ khi bạn cho phép điều đó.

6. Chờ đợi cho tới khi chắc chắn thành công

Bạn sẽ chẳng bao giờ chắc chắn thành công, nhưng bạn có thể luôn chắc rằng bạn cam kết làm hết khả năng của mình trong việc đó, và sẽ thử lại nếu thất bại.

Hãy ngừng chờ đợi. Bạn sẽ không mất nhiều điều như bạn lo lắng đâu và sẽ nhận về mọi thứ.

7. Nói sau lưng người khác

Việc này thường chỉ vì ai đó muốn trở thành trung tâm của một cuộc “tám” mà thôi. (Và mọi người thường làm thế khi buôn dưa lê).

Hãy dành thời gian cho những cuộc chuyện trò hữu ích. Bạn sẽ hoàn thành được nhiều việc hơn, và cũng sẽ được tôn trọng hơn.

8. Nói “có” khi điều thực sự muốn là “không”

Từ chối một yêu cầu từ đồng nghiệp, khách hàng, hoặc thậm chí bạn bè là việc rất khó khăn. Nhưng hiếm khi việc nói “không” đó lại đưa tới kết quả tồi tệ như bạn tưởng.

Khi nói “không”, bạn chỉ cảm thấy khó chịu trong một vài khoảnh khắc. Nhưng khi nói “có” với một việc mà bạn thực sự muốn nói “không”, có thể bạn sẽ thấy khó chịu trong một quãng dài, hoặc ít nhất, nó cũng dai dẳng cho tới lúc bạn phải làm việc mà bạn không hề muốn ngay từ đầu.

TRẦN ĐẮC LUÂN (Theo INC/DNSG)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm